Tin tứcGiáo Hội hoàn vũ

“Âm nhạc là vũ khí duy nhất của tôi”

Để chống lại chiến tranh, các nghệ sĩ Ukraine kháng cự qua bài hát

by Phanxicovn

Ở Ukraine, trong khi đàn ông đã nhập ngũ, các nữ nghệ sĩ đang kháng cự một cách hòa bình với âm nhạc.

la-croix.com, Marion Mayer, 2022-03-23

“Âm nhạc là vũ khí duy nhất của tôi”: để chống lại chiến tranh, các nghệ sĩ Ukraine kháng cự qua bài hát

http://phanxico.vn/wp-content/uploads/2022/03/am-nhac-la-vu-khi-duy-nhat-cua-toi.jpgCa sĩ Khrystyna Soloviy đọc lá thư ủng hộ các tù nhân chính trị Ukraine tại Kyiv, tháng 11 năm 2021. OLENA KHUDIAKOVA / AVALON / PHOTOSHOT / MAXPPP

“Trước đây, tôi thường hát tình ca. Bây giờ tôi viết những bài hát về chiến tranh. Ca sĩ Khrystyna Soloviy, 29 tuổi là ca sĩ rất nổi tiếng ở Ukraine. Quen với thể loại dân ca và sầu muộn, cô chọn cất giọng hát để phục vụ tổ quốc. Ngày 6 tháng 3, từ Lviv nơi cô cư trú, cô viết trên Instagram bài hát cách mạng Bella ciao của Ý, bây giờ là bài Ukraina Fury, cô nói: “Tôi viết lời rất nhanh, nói về người dân anh hùng Ukraine, những người đã cầm vũ khí để mong cầu hòa bình.”

Một bài đăng được chia sẻ bởi Христина Соловій (@soloviyka)

https://youtu.be/fJ06e7fGZF4

Kể từ đó video đã có hơn 780.000 người xem, chưa kể nhiều lượt chia sẻ. Cô vẫn còn ngạc nhiên: “Các kênh truyền hình Ý đã phát sóng. Bài hát của tôi nâng cao tinh thần cho người lính Ukraine. Âm nhạc đánh thức lương tâm, mang lại niềm tin và làm nổi bật cảm xúc của cả một dân tộc.”

Rất gắn bó với lịch sử của đất nước, cô cho biết cô chọn  bài Bella ciao có thể do nguồn gốc Ukraine của cô: “Giai điệu được mượn từ Koilen, nghệ sĩ đàn accordion Mishka Ziganoff, ông đã rời Odessa để đến New York trong những năm 1910.” Nhiều chuyên gia tranh luận về nguồn gốc của ông, nhưng dù sao thì nó mang ý nghĩa của một biểu tượng mạnh mẽ. Theo bà Charlotte Ginot-Slacik, nhà âm nhạc học chuyên về mối quan hệ giữa âm nhạc và chính trị trong thế kỷ 20, bài hát này “gắn liền với các cuộc đấu tranh của các đảng phái Ý chống chủ nghĩa phát xít.” Cùng với ông, là truyền bá ý tưởng về khả năng chống lại mọi hình thức đe dọa gây chiến… cho đến tận ngày nay.

 “Âm nhạc có sức mạnh chính trị”

Bà Ginot-Slacik nói: “Âm nhạc có sức mạnh chính trị. Âm nhạc đánh vào cảm xúc, thứ không thể bị phá hủy. Cảm nhận cùng với cơ thể người nghe, đó là một tự do không thể hủy được.” Bà nhắc lại, ở Đức thời quốc xã hay ở Ý thời phát-xít, các nhạc sĩ được huy động để kháng chiến như các nhạc sĩ Karl Amadeus Hartmann và Luigi Dallapiccola. Ngày nay, các mạng xã hội nhân rộng phạm vi hoạt động này: kể từ đầu cuộc chiến, các video phát triển mạnh trên YouTube, Instagram và Twitter.

Ngay giữa trung tâm thành phố Kharkiv, nghệ sĩ cello Denis Karachevtsev đã đàn quốc ca Ukraine. Trong bộ quân phục, giữa hàng chục người lính, lá cờ xanh và vàng treo trên trần một căn hầm, nghệ sĩ vĩ cầm Paranoizes (biệt danh của ông trên Instagram), đàn một giai điệu xúc động.

http://phanxico.vn/wp-content/uploads/2022/03/am-nhac.jpgTrong một nơi trú ẩn tối tăm ở Kharkiv, trong y phục trình diễn, nghệ sĩ vĩ cầm Vera Lytovchenko biểu diễn các bài của các nhạc sĩ Ottorino Respighi, Tomaso Albinoni, Tchaïkovski… Trên Instagram, cô đăng video để tưởng nhớ các thường dân bị thiệt mạng trong các vụ đánh bom, đó là thông điệp về hy vọng và hòa bình. Cô viết: “Tất nhiên là không thể quên cuộc chiến, đặc biệt với báo động 24/24. Thêm nữa, khi tôi nói chuyện với bạn, tôi nghe một quả bom nổ đằng xa, nhưng âm nhạc là vũ khí duy nhất để tôi chứng tỏ tôi không sợ và tôi luôn bên cạnh mọi người.”

Các buổi trình diễn hỗ trợ

Các nhạc sĩ được huy động không biên giới. Trong một video trên YouTube, 10 người Ukraine, cùng với hơn 80 nghệ sĩ vĩ cầm của khoảng 30 quốc gia trình diễn bài dân ca Verbovaïa Dochtchetchka trong mục đích khuyến khích càng nhiều người càng tốt giúp đỡ Ukraine.

Ở Pháp, nhiều sự kiện đã được tổ chức, như buổi ủng hộ tại Odéon ngày thứ hai 21 tháng 3, hoặc ở Metz ngày thứ năm 24-3 có nhạc sĩ Maryna Voznyuk tham gia. Cô là người Ukraine đã sống ở Paris từ năm 2008. Cô nói: “Đối với tôi, âm nhạc có hai vai trò cơ bản: người phát ngôn, nó buộc chúng ta phải nhìn thẳng vào sự thật và nâng cao tinh thần, chữa lành tâm hồn chúng ta.”

Trích đoạn Bài ca của một nữ tù nhân (1896) của nhà văn Ukraina Lessia Oukrạnka, cô xúc động kết luận: “Lời bài hát, vũ khí chiến đấu duy nhất của tôi / Hãy tin chắc, chúng ta sẽ không diệt vong!”

Marta An Nguyễn dịch

Bài viết liên quan

Back to top button