Tin tứcGiáo Hội hoàn vũ

Đức Phanxicô xin cầu nguyện cho “chuyến hành hương đền tội” của ngài ở Canada

by Phanxicovn

 

Bức tranh của nghệ sĩ tài danh Eugene Alexis của Alexis Nakota Sioux Nation vẽ cho chuyến đi của Đức Phanxicô đến Canada.

cath.ch, I.Media, 2022-07-17

Trong giờ Kinh Truyền Tin trước khoảng 12 000 giáo dân tụ tập ở Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Phanxicô nói: “Chúa nhật tuần sau, nếu Chúa muốn, tôi sẽ lên đường đi Canada. Đây là chuyến đi ‘hành hương đền tội’ để nói chuyện trực tiếp với anh chị em Canada. Tôi sẽ đến với anh chị em, nhân danh Chúa Giêsu, để gặp gỡ và đón nhận các dân tộc bản địa.”

Ngài thừa nhận: “Thật không may trong quá khứ, ở Canada, các tín hữu kitô, kể cả những người trong các học viện tôn giáo đã góp phần vào chính sách đồng hóa văn hóa gây tổn hại nghiêm trọng đến các cộng đồng bản địa. Đặc biệt là ở các trường nội trú, nơi nhiều trường hợp lạm dụng đã được ghi nhận.”

Con đường hàn gắn và hòa giải

Ngài nhắc lại: “Chính vì lý do này mà gần đây tại Vatican, tôi đã tiếp các nhóm đại diện các dân tộc bản địa, tôi đã bày tỏ nỗi buồn và tình đoàn kết của tôi với họ do các thành kiến họ phải chịu đựng.” Đức Phanxicô đặc biệt nhạy cảm với chủ đề “thực dân hóa ý thức hệ”, ngài liên tục tố cáo chúng.

Từ ngày 24 tháng 3 đến ngày 1 tháng 4 năm 2022, Đức Phanxicô đã dành thì giờ để lắng nghe một số phái đoàn gồm các giám mục và đại diện của các Quốc gia thứ nhất, Inuit và Métis của Canada tại Vatican. Ngài xin được tha thứ cho những sai trái của Giáo hội và tuyên bố mong muốn sớm đến Canada để gặp người bản địa tại đất nước của họ.

Sức khỏe của Đức Phanxicô ngày càng khá

Nhiều câu hỏi đã đặt ra chung quanh chuyến đi này, sau khi Đức Phanxicô liên tiếp hủy bỏ một số chuyến đi đã dự trù do bị đau đầu gối, như chuyến đi Florence tháng 2, chuyện đi Liban tháng 6 (chuyến đi này được chính quyền Liban loan báo chứ không phải Tòa Thánh), chuyến đi Cộng hòa Dân chủ Congo và Nam Sudan vào đầu tháng bảy. Sức khỏe của ngài đã khá, gần đây ngài đã có thể đứng được và cuối cùng chuyến tông du xuyên Đại Tây Dương này được xác nhận.

Từ ngày 24 đến ngày 30 tháng 7, chuyến tông du thứ 37 này được  sắp xếp theo tình trạng đi đứng khó khăn của ngài. Ngài sẽ đến các thành phố Edmonton, Québec và Iqaluit, thủ phủ của lãnh thổ Inuit, Nunavut, một địa điểm chưa có giáo hoàng nào đến.

Gần gũi với Sri Lanka và Ukraine

Vào cuối Kinh Truyền Tin, Đức Phanxicô kêu gọi giáo dân cầu nguyện cho “người dân Sri Lanka”, một quốc gia đang trong tình trạng khủng hoảng kinh tế và chính trị. Sri Lanka là nước Đức Phanxicô đã đến thăm năm 2015, ngài kêu gọi “các bên tìm giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng hiện nay, đặc biệt là nghĩ đến những người nghèo nhất, tôn trọng quyền của tất cả mọi người”. Từ vài tháng nay, đất nước có 22 triệu dân này lâm vào tình trạng bất ổn do thiếu lương thực và năng lượng nghiêm trọng.

Sau đó, Đức Phanxicô cũng kêu gọi giáo dân nhớ đến chiến tranh ở Ukraine, một quốc gia “hứng chịu mưa tên lửa mỗi ngày”. Ngày thứ năm 14 tháng 7, một cuộc tấn công vào Vinnitsya, thành phố phía tây đất nước đã làm cho 23 người thiệt mạng. Sau một vài ngày tạm dừng, Nga tiếp tục tấn công trở lại ở mặt trận Donbass, các cuộc tấn công đã bắt đầu lại vào đêm 16 rạng 17 tháng 7 tại các khu vực Donetsk, Mykolaiv và Kharkiv.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài đọc thêm: Giám mục Poisson, chủ tịch Hội đồng Giám mục Canada giải thích các thách thức của chuyến đi Canada của Đức Phanxicô

Chuyến đi của Đức Phanxicô đến Canada: tuổi của ngài là một lợi thế

Bức tranh của nghệ sĩ tài danh Eugene Alexis của Alexis Nakota Sioux Nation vẽ cho chuyến đi của Đức Phanxicô đến Canada.

cath.ch, I.Media, 2022-07-17

Trong giờ Kinh Truyền Tin trước khoảng 12 000 giáo dân tụ tập ở Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Phanxicô nói: “Chúa nhật tuần sau, nếu Chúa muốn, tôi sẽ lên đường đi Canada. Đây là chuyến đi ‘hành hương đền tội’ để nói chuyện trực tiếp với anh chị em Canada. Tôi sẽ đến với anh chị em, nhân danh Chúa Giêsu, để gặp gỡ và đón nhận các dân tộc bản địa.”

Ngài thừa nhận: “Thật không may trong quá khứ, ở Canada, các tín hữu kitô, kể cả những người trong các học viện tôn giáo đã góp phần vào chính sách đồng hóa văn hóa gây tổn hại nghiêm trọng đến các cộng đồng bản địa. Đặc biệt là ở các trường nội trú, nơi nhiều trường hợp lạm dụng đã được ghi nhận.”

Con đường hàn gắn và hòa giải

Ngài nhắc lại: “Chính vì lý do này mà gần đây tại Vatican, tôi đã tiếp các nhóm đại diện các dân tộc bản địa, tôi đã bày tỏ nỗi buồn và tình đoàn kết của tôi với họ do các thành kiến họ phải chịu đựng.” Đức Phanxicô đặc biệt nhạy cảm với chủ đề “thực dân hóa ý thức hệ”, ngài liên tục tố cáo chúng.

Từ ngày 24 tháng 3 đến ngày 1 tháng 4 năm 2022, Đức Phanxicô đã dành thì giờ để lắng nghe một số phái đoàn gồm các giám mục và đại diện của các Quốc gia thứ nhất, Inuit và Métis của Canada tại Vatican. Ngài xin được tha thứ cho những sai trái của Giáo hội và tuyên bố mong muốn sớm đến Canada để gặp người bản địa tại đất nước của họ.

Sức khỏe của Đức Phanxicô ngày càng khá

Nhiều câu hỏi đã đặt ra chung quanh chuyến đi này, sau khi Đức Phanxicô liên tiếp hủy bỏ một số chuyến đi đã dự trù do bị đau đầu gối, như chuyến đi Florence tháng 2, chuyện đi Liban tháng 6 (chuyến đi này được chính quyền Liban loan báo chứ không phải Tòa Thánh), chuyến đi Cộng hòa Dân chủ Congo và Nam Sudan vào đầu tháng bảy. Sức khỏe của ngài đã khá, gần đây ngài đã có thể đứng được và cuối cùng chuyến tông du xuyên Đại Tây Dương này được xác nhận.

Từ ngày 24 đến ngày 30 tháng 7, chuyến tông du thứ 37 này được  sắp xếp theo tình trạng đi đứng khó khăn của ngài. Ngài sẽ đến các thành phố Edmonton, Québec và Iqaluit, thủ phủ của lãnh thổ Inuit, Nunavut, một địa điểm chưa có giáo hoàng nào đến.

Gần gũi với Sri Lanka và Ukraine

Vào cuối Kinh Truyền Tin, Đức Phanxicô kêu gọi giáo dân cầu nguyện cho “người dân Sri Lanka”, một quốc gia đang trong tình trạng khủng hoảng kinh tế và chính trị. Sri Lanka là nước Đức Phanxicô đã đến thăm năm 2015, ngài kêu gọi “các bên tìm giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng hiện nay, đặc biệt là nghĩ đến những người nghèo nhất, tôn trọng quyền của tất cả mọi người”. Từ vài tháng nay, đất nước có 22 triệu dân này lâm vào tình trạng bất ổn do thiếu lương thực và năng lượng nghiêm trọng.

Sau đó, Đức Phanxicô cũng kêu gọi giáo dân nhớ đến chiến tranh ở Ukraine, một quốc gia “hứng chịu mưa tên lửa mỗi ngày”. Ngày thứ năm 14 tháng 7, một cuộc tấn công vào Vinnitsya, thành phố phía tây đất nước đã làm cho 23 người thiệt mạng. Sau một vài ngày tạm dừng, Nga tiếp tục tấn công trở lại ở mặt trận Donbass, các cuộc tấn công đã bắt đầu lại vào đêm 16 rạng 17 tháng 7 tại các khu vực Donetsk, Mykolaiv và Kharkiv.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài viết liên quan

Back to top button