Văn hóa - Nghệ thuật

Ở cuối con đường thất bại

Ở CUỐI CON ĐƯỜNG THẤT BẠI

Với Sparky, trường học là tất cả, chỉ có điều cậu không thể theo được. Cậu đã thi hỏng mọi môn học vào năm lớp 8. Cậu trượt môn Vật lý hồi học trung học, thi hỏng môn tiếng La-tinh, Đại số và tiếng Anh. Ở các môn thể thao, cậu cũng chẳng khá gì hơn. Mặc dù đã cố gắng tham gia đội đánh golf của trường nhưng cậu nhanh chóng thua trận đấu quan trọng duy nhất trong mùa thi đấu. Chỉ có mỗi 1 trận đấu an ủi, cậu cũng thua nốt.

Suốt thời tuổi trẻ của mình, Sparky rất vụng về. Thực ra cậu không bị những học sinh khác ghét bỏ, chẳng ai quan tâm nhiều đến thiếu sót của cậu. Cậu ngạc nhiên khi một người bạn cùng lớp cất tiếng chào cậu ngoài giờ học. Cậu cũng chẳng hẹn hò với một bạn gái nào. Sparky rất sợ bị từ chối.

Sparky là một người thất bại. Cậu, các bạn học của cậu, mọi người đều biết điều đó. Thế là cậu mặc nhiên chấp nhận nó. Sparky quyết định từ sớm rằng nếu mọi việc có chiều hướng khá hơn thì chúng sẽ tự nhiên đến. Nếu không thì cậu sẽ tự bằng lòng với những gì dường như là tầm thường vốn đã quen thuộc của cậu.

Tuy nhiên, có 1 điều quan trọng với Sparky – đó là hội họa. Cậu rất tự hào về khả năng vẽ của mình. Dĩ nhiên là không ai khác thấy được điều ấy. Vào năm cuối cấp trung học, cậu đã gửi một số tranh biếm họa cho vài tạp chí nhưng bị từ chối. Mặc dù vậy, Sparky vẫn rất tự tin với tài năng của mình, đến nỗi cậu quyết định sẽ trở thành một họa sĩ chuyên nghiệp.

Sau khi tốt nghiệp trung học, cậu viết một lá thư gửi đến hãng phim Walt Disney. Người ta yêu cầu cậu gửi một vài tranh mẫu theo chủ đề đã gợi ý. Sparky đã dành rất nhiều thời gian cho chúng cùng tất cả những bức vẽ khác mà cậu nộp theo. Cuối cùng, hãng phim Disney cũng hồi âm. Một lần nữa, cậu lại bị từ chối. Một thất bại nữa đối với con người chuyên thất bại này.

Thế là Sparky quyết định viết tiểu sử của chính mình trong những bức tranh. Cậu đã mô tả lại tuổi thơ của mình – một cậu bé luôn luôn thất bại. Chẳng bao lâu sau, nhân vật của câu truyện tranh ấy đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới. Sparky, cậu bé thiếu thành công tại trường và tác phẩm luôn bị từ chối hết lần này đến lần khác, chính là Charles Schulz, người sáng tạo ra “Peanuts” – một trong những tác phẩm truyện tranh hài hước nổi tiếng nhất trong lịch sử.

(Sưu tầm)

_______________

Chút Suy Tư

+ 1. Biết mình.

Nhiều bài học về việc phải có ý chí để thành công. Không sai ! Nhưng nếu ta không “biết mình” thì dù có ý chí đến đâu mức độ thành công rất… thấp ! Hãy nghĩ xem bạn không thể vẽ được dù chỉ một đường cong cho ra hồn, thì làm sao dám mơ về những bức tranh sống động… Chưa nói đến trí tưởng tượng, óc quan sát, kiến thức về cuộc sống quanh ta thì làm sao có tư duy sáng tạo !

Dù Sparky đón nhận bao nhiêu lần thất bại, cậu ta vẫn “biết mình”, và khẳng định điều đó:

“Tuy nhiên, có 1 điều quan trọng với Sparky – đó là hội họa. Cậu rất tự hào về khả năng vẽ của mình” (trích truyện)

Có câu : “Một trong những điều khích lệ nhất mà bạn có thể làm là tự xác định chính mình – biết mình là aimình tin vào cái gì và mình muốn đi tới đâu. Shiela Murray  Bethel.

+ 2. Đi tiếp sau những lần thất bại

Đam mê công việc đem lại niềm vui và niềm vui tăng thêm sức mạnh lòng đam mê công việc. Người say mê vẽ cho ra đời những bức tranh và khi ngắm nhìn những bức tranh lòng thấy vui và càng say mê vẽ.

Tình yêu nghệ thuật chân chính không chùn bước trước những thất bại nhất thời. Và dù có nhiều thất bại liên tục, người yêu nghệ thuật vẫn mạnh mẽ đi tiếp.

“Sau khi tốt nghiệp trung học, cậu viết một lá thư gửi đến hãng phim Walt Disney. Người ta yêu cầu cậu gửi một vài tranh mẫu theo chủ đề đã gợi ý. Sparky đã dành rất nhiều thời gian cho chúng cùng tất cả những bức vẽ khác mà cậu nộp theo. Cuối cùng, hãng phim Disney cũng hồi âm. Một lần nữa, cậu lại bị từ chối. Một thất bại nữa đối với con người chuyên thất bại này.” (trích truyện).

Nhưng bàn tay ấy như mang lấy một sứ mệnh nào đó đóng góp những vẻ đẹp và niềm vui cho đời, Sparky vẫn tiếp tục vẽ theo tiếng gọi của lòng mình.

“Thế là Sparky quyết định viết tiểu sử của chính mình trong những bức tranh. Cậu đã mô tả lại tuổi thơ của mình – một cậu bé luôn luôn thất bại.” (trích truyện)

+ 3. Ở cuối con đường thất bại…

Ở cuối con đường thất bại, không phải là… buông xuôi, là… thất vọng.

Có nhiều người thất bại… ở nhiều lãnh vực khác nhau… ở chính tường, thương trường, tình trường. Thật đáng tiếc, họ lại buông xuôi, tuyệt vọng, có khi hủy hoại cả đời mình bên rượu chè, ăn chơi … lấy cớ giải sầu !

Nhiều người đã tự bóp chết tài năng của mình, có khi chỉ mới đương đầu với những thử thách cỏn con mà phóng đại chúng như núi cao vực thẳm che chắn !

Cuối cùng, thì Sparky cũng đi đến đoạn cuối của con đường thất bại, ở đó, ông nhìn lại chính những thất bại đó, và thành công ở chính từ những thất bại đó.

“Thế là Sparky quyết định viết tiểu sử của chính mình trong những bức tranh. Cậu đã mô tả lại tuổi thơ của mình – một cậu bé luôn luôn thất bại. Chẳng bao lâu sau, nhân vật của câu truyện tranh ấy đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới. Sparky, cậu bé thiếu thành công tại trường và tác phẩm luôn bị từ chối hết lần này đến lần khác, chính là Charles Schulz, người sáng tạo ra “Peanuts” – một trong những tác phẩm truyện tranh hài hước nổi tiếng nhất trong lịch sử.”  (trích truyện).

MAI NHẬT THI

 

Bài viết liên quan

Back to top button