Tin tứcGiáo Hội hoàn vũ

Chúng ta có nên luôn đặt mình “vào địa vị người khác” không?

by Phanxicovn

Bắt đầu từ một loạt các phim ngắn trên truyền hình, nhà trị liệu tâm lý và tâm lý học Jacques Arènes đặt câu hỏi về những chiếc mặt nạ mà chúng ta thường mang trước mặt người khác, tình bạn giả tạo và những mối quan hệ có phần thiên vị, nghiêng về một “mục đích tốt nào đó”.

“Undercover” là loạt phim ngắn hấp dẫn trên Netflix – tôi viết “đúng hơn” là vì tôi không thoải mái với một số khía cạnh các bài tường thuật cách mà các sĩ quan cảnh sát ở vùng nói tiếng flamande của Bỉ xâm nhập vào mạng lưới buôn bán thuốc lắc. Họ thường “ẩn danh” và trở thành bạn với những người xấu, thậm chí còn rất nguy hiểm để xâm nhập vào môi trường này.

Đợt chiếu đầu tiên làm mọi người bối rối, cảm giác như “sự phản bội” – trở thành bạn của “giả dối” – về mặt đạo đức nghiêm trọng hơn là sự cần thiết phải vô hiệu hóa những kẻ buôn người, những người về cơ bản dường như giống như mọi người khác trên thế giới. Ngoài những vụ giết người mà họ phạm, họ là những người khá có cảm tình,, và có gì tốt để phản bội tình bạn? Tôi không ủng hộ việc hư cấu để nhóm những người tốt một bên và một bên là kẻ xấu, nhưng dù sao…

Tất cả đều tương đối sao?

Điều làm cho tôi đặt vấn đề là, trong loạt phim này, cuối cùng là khá nhiều, mô tả các đặc vụ cảnh sát hoặc điệp viên  hoạt động ẩn danh, là một hình thức nói thường giống nhau: mọi thứ đều tương đối từ mặt này sang mặt khác, và bạn phải “bí mật” để vừa chiến đấu vừa hiểu đối phương.

Một tư thế lạ kỳ, nhất định phải ở cùng một bên với “đối phương” mới thực sự giải ẩn số được. Như thể một nỗ lực lý trí tối thiểu không thể nắm bắt được những gì đang sống và những người mà chúng ta thấy họ xa xôi vô cùng, nếu chỉ qua những hành động xấu xa của họ. Sự đồng cảm sẽ cho rằng chúng ta thực sự đặt mình “vào đúng vị trí” và chúng ta sống giống như vậy.

Sự phân biệt giữa Thiện và Ác có luôn thích đáng không?

Dĩ nhiên, chủ yếu không phải là vấn đề đồng cảm, nhưng nó vẫn nảy sinh, vì cảnh sát càng đến gần “kẻ xấu” càng tốt, nhưng nhà viết kịch bản muốn làm cho chúng ta trải nghiệm sự mơ hồ đáng lo ngại của việc gần gũi này.

Sống cuộc sống của người khác để hiểu

Trong các lĩnh vực điều tra khác, khi không còn là hư cấu, các nhà báo để mình vào da thịt và vào cuộc sống của những người trong hoàn cảnh bấp bênh, để cho thấy nó như thế nào. Như thể chúng ta đã không thể cảm thấy gần gũi với những cuộc sống đau khổ này, như thử hoàn cảnh sống của chúng ta là hoàn toàn khác biệt. Chúng ta nên bám vào cuộc sống của người khác để cảm nhận sự đoàn kết, hay đơn giản là để hiểu?

Chính xác là chúng ta phải phân biệt một sự gần gũi: một sự gần gũi đòi hỏi khi nói đến việc giải mã những tội phạm hình sự lớn. Theo một cách nào đó, họ là anh em của chúng ta, đây là những gì Dostoevsky mô tả trong Hồi ức về ngôi nhà của những người chết, kể lại ký ức của ông trong tù: những sát thủ quái nhân rất nhân bản, về cơ bản không quá xa “chúng ta”.

Ngày nay, bức tranh tường thuật về một loại hình thức gần gũi này dường như cần thiết khi nói đến những người ở rất xa theo nghĩa bối cảnh và bi kịch cuộc sống, chẳng hạn trường hợp của những người di cư hoặc những người sống trong hoàn cảnh quá bấp bênh.

Làm thế nào để vừa gần vừa xa

Câu hỏi cơ bản là: Tôi không mong và tôi không thể trở thành ai khác. Tuy nhiên, ngay cả khi tôi có thể sẽ không bao giờ giống như người mà người ta giới thiệu cho tôi biết, sự tồn tại, những đau khổ hoặc sự khác biệt của họ, tôi có thể không đánh giá họ, ít nhất là không theo một cách chung, và tôi cũng có thể cảm thấy gần gũi họ. Dường như ngày nay người ta không còn có thể thừa nhận sự lạ kỳ này, nhận thấy mình vừa gần vừa xa với những người ở trong những môi trường đạo đức hay xã hội khác.

Làm thế nào để chế ngự bạo lực đang ở trong tâm hồn chúng ta?

Vì thế, câu hỏi không thể hiểu được: phải hoàn toàn dính vào người khác (đó là cốt lõi của những hư cấu này) để thực hiện một hình thức nhân từ hay đồng cảm phê phán? Đôi khi tôi tháp tùng với những người rất khác biệt với tôi, những người mà tôi vẫn cảm nhận được một hình thức gần gũi.

Thật lạ lùng, sự gần gũi rõ ràng này với những người mà chúng ta sẽ không có trải nghiệm một phần mười thử thách và sai lầm của họ. Đừng tưởng tượng mình đang “ở địa vị của họ”, bởi vì điều đó không đúng, nhưng hãy trải nghiệm một sự thân thuộc. Những đam mê và đau khổ của con người đã quá quen thuộc với chúng ta, ngay cả khi chúng ta không trải qua chúng.

Marta An Nguyễn dịch

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm
Close
Back to top button