Suy niệmSuy niệm

Suy niệm Lời Chúa Thứ Tư tuần XXI TN, Năm C

Tin Mừng Ga 1, 45-51

Ông Philipphê gặp ông Nathanaen và nói: “ Đấng mà sách luật Mô sê và các ngôn sứ nói tới, chúng tôi đã gặp: đó là ông Giê-su, con ông Giu-se, người Na-za-ret. Ông Nathanaen liền bảo: “ Từ Na za ret, làm sao có cái gì hay được?” Ông philipphê trả lời: “  Cứ đến mà xem !”. Đức Giê su thấy ông Na tha na en tiến về phía mình, liền nói với ông rằng: “ Đây đích thực là một người Israel, lòng dạ không có gì gian dối”. Ông Na tha na en hỏi Người: “ Làm sao Ngài biết tôi?” Đức Giê su trả lời: “ Trước khi Philipphê gọi anh, lúc anh đang ở dưới cây vả, tôi đã thấy anh rồi.” Ông Na tha na en nói: “ Thưa Thầy, chính Thầy là Con Thiên Chúa, chính Thầy là  vua Israel!” Đức Giê su đáp: “ vì tôi nói với anh là tôi đã thấy anh ở dưới cây vả, nên anh tin! Anh sẽ còn được thấy  những điều lớn lao hơn thế nữa.” Người lại nói: “ Thật, tôi bảo thật các anh, các anh sẽ thấy trời rộng mở, và các thiên thần của Thiên Chúa lên lên xuống xuống trên Con Người.”

 Suy niệm

Thời gian là quà tặng mà Thiên Chúa ban cho tất cả mọi người từ người lớn cho đến trẻ nhỏ, quỹ thời gian trong ngày không ai hơn ai kém . Nhưng cách thế sử dụng thời gian của mỗi người khác nhau, tạo nên sự khác biệt giữa vốn sống và kinh nghiệm sống. Do đó, khi xuống thế làm người Chúa Giêsu đã đồng hóa mình trong mọi sinh hoạt của con người, xuất thân từ giai cấp thấp nhất, nghèo khó nhất đến nỗi mái trọ để cho người cư ngụ khi sinh ra cũng chẳng có, gia đình lưu lạc nơi đất khách quê người, mẹ Người hạ sinh nơi máng cỏ bò lừa giữa đồng không cô quanh. Hoàn cảnh Người như thế, liệu chúng ta dám dấn thân hoặc can đảm đến xem và ở lại với Chúa không?

Trong bối cảnh xã hội và hoàn cảnh của Đức Giê su quá thực tế nên để cho người khác tin về Người quả là một thách đố, ông Nathanaen cũng chẳng khác gì, ông cũng nghe về Đức Giê su đó. Nhưng sao ông tin được. Chính vì thế,  khi nghe nói về Đức Giê su ông tỏ thái độ rõ ràng không mấy tích cực và hình như lời giới thiệu của ông Philipphê về Đức Giê su đối với ông Nathanaen cứ như một trò đùa, phí công “ Từ nơi Nadaret làm gì có cái gì hay được”, bằng kinh nghiệm và vốn sống của mình nên ông phủ nhận tất cả, ông khước từ ngay nơi xuất thân của Đức Giê su. Mặc dù ông chưa gặp, chưa tiếp xúc với Đức Giê su, ông đang sống bằng kinh nghiệm và vốn sống của mình. Vì đó là những cái chính ông thấy thực tế.

Còn chúng ta những con người đang từng bước đi đến với Chúa . Chúng ta có thực sự muốn được xem,  được biến đổi để được nên giống Chúa hay không? Hay chúng ta cũng chỉ sống bằng trải nghiệm của chính mình và tự thỏa mãn với những gì mình đang có.

Truyện kể rằng: Có một anh nông dân nọ nhặt được một chú chim nhỏ, anh đem về cho con mình chơi. Cậu bé nuôi chú chim này chung với một bầy gà. Lâu dần chú chim này cũng trưởng thành, lúc này mọi người mới phát hiện chú chim này là một con chim ưng.

Mặc dù sống chung với gà rất hòa hợp, nhưng kể từ ngày nó lớn dần hàng xóm chung quanh luôn bị mất gà và  tất cả mọi nghi ngờ đều dồn về con chim ưng này. Họ yêu cầu chủ nhân phải bỏ ngay con chim ưng đi. Không nỡ ra tay, nhưng với sức ép của dân làng anh đem con chim ưng đi tha một nơi thật xa. Cho dù anh có thả ở đâu chăng nữa chú chim cũng quay về được, biết thế người trong làng liền chỉ cho anh cách này là đem con chim đại bàng lên một vách núi cao và thả nó xuống. anh nghe có lý nên cũng làm theo. Lúc bắt đầu rơi xuống, con chim ưng giống như một hòn đá cứ rơi thẳng xuống vách núi. Thế nhưng khi chuẩn bị rơi xuống vực nó dang rộng đôi cánh và bay vụt lên như một phép màu. Không chỉ vậy nó còn bay cao, bay xa. Và từ đó con chim ưng không còn quay lại làng thêm một lần nào nữa.

Con chim ưng là một loài bay rất cao và rất xa, nhưng sống chung với gà, nó đã bị đồng hóa, không phải trải qua rèn luyện, lại lưu luyến không nỡ rời xa cái chuồng gà ấm áp, thoải mái, dần dần nó đánh mất bản năng của mình, không còn đủ can đảm và tự tin để bay lượn trên bầu trời xanh.

Rất nhiều người chúng ta cũng không tự mình chạm vào cái sâu thẳm của tâm hồn, để đánh thức cái bản năng vốn có của chính mình. Thậm chí, chúng ta có chấp nhận được rủi ro khi chúng ta bước ra khỏi vùng an toàn hay không? Hay lại lên án chỉ trích, làm tổn thương lẫn  nhau. Mỗi người chúng ta đều có một vùng an toàn nhất định, muốn vượt qua thành tựu của bản thân, đừng ngủ quên trong chiến thắng và cũng đừng vẽ cho mình một ranh giới hạn chế, hãy dũng cảm tiếp nhận thử thách để được biến đổi như Tin Mừng chỉ dẫn, cụ thể là ông Na tha na en

Lạy Chúa Thánh Thể, để trở nên tấm bánh trao ban cho con người, Chúa đã chịu sỉ nhục, chịu đóng đinh và chịu chết vì tội lỗi nhân loại chúng con, nhưng Người đã chấp nhận tất cả. Xin cho chị em chúng con đang sống nơi cộng đoàn, trong Tu Hội, luôn biết chấp nhận sự khác biệt của nhau và đặc biệt là muốn thay đổi chính mình để mỗi người đều trở nên một tấm bánh mới, tinh sạch, thơm ngon trao tặng cho nhau. Amen.

Nt. Maria Phương Thùy, SLE

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm
Close
Back to top button