Vùng Tây Nam Hoa Kỳ nên có một lá phiếu cho giáo hoàng tiếp theo
Vùng Tây Nam Hoa Kỳ nên có một lá phiếu cho giáo hoàng tiếp theo. Đó là lý do vì sao tôi mong hồng y McElroy ở lại San Diego.
americamagazine.org, J.D. Long-García, 2022-08-22
Giám mục Robert W. McElroy của giáo phận San Diego nói chuyện với những người tham gia trong ngày bế mạc Thượng hội đồng Giáo phận San Diego về người trẻ tại Mission San Diego de Alcalá ngày 9 tháng 11 năm 2019. (Ảnh CNS / David Maung, Giáo phận San Diego)
Ngày 27 tháng 8, Đức Phanxicô sẽ bổ nhiệm 20 tân hồng y, trong đó có giám mục Robert W. McElroy, giám mục đương nhiệm của giáo phận San Diego. Hồng y McElroy sẽ ở trong số các hồng y bỏ phiếu cho giáo hoàng tiếp theo – giả sử việc này xảy ra trước năm 2034, khi ngài tròn 80 tuổi.
Tôi nghe rất nhiều tin đồn về việc Vatican sẽ thuyên chuyển giám mục McElroy đi sau khi ngài là hồng y, chảng hạn về Washington, D.C., Boston, và ngay cả về Rôma. Cá nhân tôi, tôi thích ngài ở lại San Diego hơn. Theo một nghĩa nào đó, ngài sẽ đại diện cho vùng Tây Nam Hoa Kỳ trong mật nghị giáo hoàng tiếp theo, như thế một người ở khu vực chúng tôi sẽ được bỏ phiếu.
Trung tâm địa lý công giáo Hoa Kỳ đã xa vùng phía Đông. Khó có khả năng nó sẽ trở lại sớm hơn.
Lý do rất đơn giản. Giáo hội đang phát triển nhanh ở các khu vực phía nam và phía tây của Hoa Kỳ. Ngày nay, hai khu vực này là nơi sinh sống của phần lớn người công giáo Hoa Kỳ, đa số là cộng đồng người công giáo la-tinh đang phát triển. Trên thực tế, hơn 60 phần trăm người công giáo ở giáo phận San Diego là người gốc Tây Ban Nha, cho đến nay, đây là nhóm dân tộc phát triển nhanh nhất trong giáo phận.
Trung tâm địa lý công giáo Hoa Kỳ đã xa vùng phía Đông. Khó có khả năng nó sẽ trở lại sớm hơn vì người công giáo ở Nam và Tây trẻ hơn người công giáo ở Đông Bắc và Trung Tây, nên khó có thể sớm đi lui lại. Giáo phận San Diego đại diện cho tương lai của Giáo hội công giáo Hoa Kỳ, và điều thích hợp là giáo phận nên được một hồng y đầy năng lượng, người được Đức Phanxicô tin tưởng hướng dẫn.
Giáo phận San Diego đại diện cho tương lai của Giáo hội công giáo Hoa Kỳ, và điều thích hợp là giáo phận nên được một hồng y đầy năng lượng, người được Đức Phanxicô tin tưởng hướng dẫn.
Tôi không thể nói tôi biết rõ hồng y McElroy ngoài những bài phát biểu và bài viết của ngài. Nhưng bạn bè và đồng nghiệp của tôi mô tả ngài là giám mục có đường hướng mục vụ sâu sắc. Tôi chỉ gặp ngài một thời gian ngắn năm 2017 khi ngài báo cáo trong một hội nghị của Cuộc gặp gỡ các phong trào bình dân thế giới ở Modesto, California. Ngài là người gốc San Francisco cao lớn và hay cười. Trong bài phát biểu, ngài đã làm cho 700 thành viên tham dự hò hét, đứng dậy vỗ tay tán thành. Có nhiều đoạn có thể trích dẫn trong bài phát biểu, nhưng có lẽ đoạn sau thu hút sự chú ý nhất:
Tổng thống Trump là ứng cử viên của “gây rối”. Ngài nói, ông là “kẻ gây rối”, thách thức các hoạt động của chính phủ và xã hội cần cải cách của chúng ta. Và bây giờ, tất cả chúng ta phải thành kẻ gây rối.
Sự gây rối mà ngài nói đến, rõ ràng là cọng hưởng với hình ảnh Đức Phanxicô nói Giáo hội như một bệnh viện dã chiến. Cũng trong bài phát biểu đó, giám mục McElroy nói: “Chúng ta phải ngăn chặn những kẻ muốn đưa quân vào đường phố chúng ta để trục xuất những người không có giấy tờ, để tách người mẹ, người cha ra khỏi gia đình của họ.” Ngài cũng nói, trong tư cách là “kẻ phá rối”, chúng ta không được xem người tị nạn là kẻ thù và chúng ta phải công nhận người hồi giáo là con cái của Chúa. Hơn nữa, chúng ta không thể cho phép mình để cho người nghèo không được chăm sóc y tế hoặc để họ bị cắt phiếu thực phẩm.
Ngài nói, nhưng những người có đức tin không chỉ đơn giản là kẻ phá rối, họ cũng phải là người xây dựng lại:
Chúng ta phải xây dựng lại quốc gia này để chúng ta đặt trọng tâm phục vụ là phẩm giá con người và khẳng định điều mà sau lá cờ Hoa Kỳ khẳng định đó là di sản của chúng ta: Mọi người đàn ông, phụ nữ và trẻ em đều bình đẳng trong quốc gia này và được kêu gọi trở thành bình đẳng.
Rõ ràng là khi phong giám mục McElroy làm hồng y, giáo hoàng đã đề cao một tiếng nói rất hòa hợp với tiếng nói của ngài. Và cũng khó xác nhận giáo phận San Diego là một giáo phận ngoại vi, dù giáo phận này khá thịnh vượng, nhưng không nghi ngờ gì, giám mục McElroy đã tập trung mục vụ của mình vào các vùng ven.
Điều quan trọng là giám mục McElroy hưởng ứng lời kêu gọi của Đức Phanxicô về tính hiệp hành. Sự ủng hộ của ngài với phương pháp tiếp cận hiệp hành giúp ngài đến với cộng đồng người la-tinh đang phát triển ở San Diego, các nghiên cứu cho thấy, nhiều người trong số họ đang bỏ đạo. Trên bình diện quốc gia, ngài là người có tiếng nói mạnh mẽ trên các diễn đàn công giáo của chúng tôi, đóng góp những hiểu biết mang tính hướng dẫn khi Giáo hội xem xét lại vai trò của mình trong thời gian hỗn loạn ở Hoa Kỳ.
Không tách bất cứ điều gì ra khỏi vai trò lãnh đạo quốc gia của ngài nhưng tôi vẫn vui nếu ngài (nói một cách tương đối) vẫn ở trong xứ tôi. Vì vậy, tôi hy vọng Đức Phanxicô cho phép ngài tiếp tục sứ vụ hồng y của ngài ở quê nhà. Tôi sẽ xem đó là một dấu hiệu cho thấy Vatican công nhận nơi mà Giáo hội Hoa Kỳ đang phát triển nhanh nhất.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch