Tin tứcGiáo Hội hoàn vũ

Lạm dụng thiêng liêng: “Lạm dụng lòng tin của nạn nhân vào Chúa để bắt họ làm nô lệ là điều quá kinh hoàng”

by Phanxicovn

Một năm sau khi bản báo cáo của Ủy ban Ciase được công bố, bà Marie Balmary, nhà phân tích tâm lý, thành viên Ủy ban độc lập về nạn nhân bị giới tu sĩ nam nữ lạm dụng tình dục, giải thích việc nạn nhân khó có thể lên tiếng để “nói dữ” kẻ tấn công khi họ bị lạm dụng thiêng liêng.

Phân tích các câu hỏi của các tín hữu tại giáo phận Bondy, ngày 22 tháng 10 năm 2021 sau khi báo cáo Sauvé được công bố. Michael Bunel, La Croix.

Giai đoạn chăm sóc đầu tiên rõ ràng là tiếp nhận và lắng nghe nạn nhân. Lắng nghe… Nhưng tận sâu trong lòng, nạn nhân cảm nhận liệu họ có thực sự được lắng nghe hay không. Lắng nghe là thái độ không lừa dối. Hay nói đúng hơn, lắng nghe không phải là một thái độ đơn giản, nó là trạng thái của tâm trí, trạng thái của tiếp nhận. Giá trị tiếp nhận này phụ thuộc vào quyền tự do phát biểu của nạn nhân và mức độ trí nhớ mà họ có thể có được và nói lại cho người đang nghe mình.

Ủy ban Ciase: “Vì sao có sự cự lại trong việc nhận biết cái xấu xa trong Giáo hội?”

Việc lắng nghe của chúng ta không phải là giai đoạn nhận thức được những tổn thương dồn nén. Đó là liệu pháp tâm lý. Công việc của chúng tôi tại ủy ban, trước hết là giúp nạn nhân ý thức về những gì họ đã sống, điều mà họ không thể nói để câu chuyện của họ được người có trách nhiệm công nhận, mà kẻ tấn công họ lại chính là thành viên – và bởi cộng đồng của chính họ nếu họ vẫn còn ở trong cộng đồng.

Sự quan tâm lớn nhất của chúng tôi

Câu chuyện về cái ác phải chịu đựng đòi hỏi chúng ta phải hết lòng chú ý. Điều cần thiết là một ngày nào đó nó phải được nói lên với những từ ngữ chính xác, để phản ánh bạo lực nạn nhân đã phải chịu đựng. Thường là những từ ngữ rất khó nghe. Tuy nhiên, chúng ta phải làm sao để phải nói thẳng “một con mèo là một con mèo”, theo như cách chúng ta vẫn thường nói. Những từ ngữ chính xác của lạm dụng tình dục là những lời sống sượng, những lời nói về cơ thể, mà chúng ta khó nói giữa những người có giáo dục.

Không phải dễ cho nạn nhân, dù họ trẻ hay lớn tuổi để kể lại những gì kẻ tấn công đã làm hại họ. Các từ này không có trong vốn từ vựng của họ – việc thiếu từ vựng để nói là một phần của tổn thương: nạn nhân thiếu từ để kể câu chuyện trong các sự kiện. Vì vậy, những gì họ sống họ không thể nói ra cho người khác, cũng như cho chính họ. Những từ chính xác, nếu họ biết sẽ làm cho họ nhục nhã, cảm thấy dơ miệng họ sẽ không nói ra.

Tin các nạn nhân

Quan tâm có nghĩa là cung cấp cho nạn nhân sự lắng nghe tích cực này, lắng nghe vừa giúp họ dám nói ra, nâng đỡ để họ nói, để được người khác lắng nghe khi họ nói. Không phán xét. Điều mà hầu hết nạn nhân nói với chúng tôi là họ đã cố gắng nói. Thường thường họ nói với người thân cận, một bề trên, một linh mục. Nhưng ngay khi họ kể một ít về những gì đã xảy ra, họ cảm thấy mình không được tin tưởng.

Đó cũng là giai đoạn lắng nghe của chúng tôi, khi lời kể của những khoảnh khắc, của những người không được lắng nghe. Và với họ, nói chuyện với một người không lắng nghe còn tệ hơn là không được lắng nghe chút nào. Và mọi người đều nói, đôi khi còn tệ hơn chính sự tấn công. Đặc biệt là vì nếu chúng ta không tin họ – và tôi thêm vào động từ “tin” một khía cạnh quan tâm khác – sự tố cáo tội ác của họ sẽ chống lại họ như lời buộc tội – làm sao họ dám tố cáo một người như vậy, thường là người được ngưỡng mộ, thậm chí còn được cho là thánh?

Một phẫn nộ

Vì thế việc chăm sóc nạn nhân là phải tin họ. Đây là sự phục hồi cần thiết thứ hai: sau khi được lắng nghe, họ phải được tin.  Quan trọng hơn hết là vì, thường thường, nạn nhân dù đã thấy rõ ràng những tác động tàn phá họ trong cuộc sống, những gì họ phải chịu đựng, họ cũng có thể nghi ngờ những gì họ đã trải qua (đặc biệt là khi họ bị lạm dụng khi còn rất nhỏ).

Lạm dụng tình dục trên trẻ vị thành niên, một đại lục bị lãng quên

Sau việc được tin tưởng sẽ bước qua một giai đoạn quan tâm khác: người lắng nghe chia sẻ sự phẫn nộ với họ. Trong khi đó, cho đến bây giờ, người nghe vẫn nói với họ: “Chuyện không quá nghiêm trọng” hoặc “Bạn có thể nhìn mọi chuyện theo một cách khác”. Sự phẫn nộ của chúng ta không nói lên điều gì hơn điều này: những gì kẻ tấn công đã làm với nạn nhân làm họ bị tổn thương là sai. Dứt khoát là sai. Và tôi tin điều rất quan trọng là người nghe phải chắc chắn rằng những cử chỉ, lời nói của kẻ gây hấn là sai.

Sau đó bắt đầu một giai đoạn chăm sóc khác. Nạn nhân, bây giờ chắc chắn họ đã thực sự bị kẻ tấn công làm một cái gì đó nghiêm trọng, lần này họ tự hỏi bản thân: nhưng tại sao tôi lại không từ chối, không chạy trốn, thậm chí không phản kháng? Chúng ta có thể phản ứng gì với sự sụp đổ của lòng tự tin này?

Sự lạm dụng thiêng liêng là quá kinh hoàng

Tôi nghĩ chúng ta cần có kiến thức về tác hại của sự đồi trụy. Kẻ tấn công đã làm điều gì đó làm cho họ đi ra khỏi cương vị của họ, họ không còn là người đàn ông trước mặt một con người nữa, họ là… – nạn nhân không biết kẻ tấn công lúc đó là con người nào, nhưng nạn nhân họ biết, họ không còn là gì nữa, họ là một thứ đồ vật. Nạn nhân bị điếng người theo nghĩa đen (điếng người là bị một lực rất mạnh đột ngột tiêu diệt).

Sau đó, sẽ hữu ích khi nhận thức được các trường hợp khác, để biết được sự sững sờ trước sự đồi bại của một người có chức quyền là như thế nào. Điều hữu ích là cho nạn nhân biết, sự cự lại là không thể trong tình huống này, rằng trẻ em hoặc người dễ bị tổn thương “mất phương tiện”, như chúng ta thường nói. Thậm chí “đầu hàng cơ thể mình” cho kẻ tấn công như các trẻ em thường hay kể lại.

Tai tiếng của lạm dụng thiêng liêng

Theo tôi, việc chăm sóc các nạn nhân trong giới tu sĩ nam nữ cũng là để dần dần thích nghi với việc lắng nghe những gì mà các vụ lạm dụng thiêng liêng là nguồn gốc của những tội ác đặc biệt kinh hoàng này. Đó không phải là lạm dụng vũ lực trên cơ thể, hay thậm chí chỉ là lạm dụng cương vị thống trị, nhưng là lợi dụng lòng tin của nạn nhân vào Chúa để họ làm nô lệ cho mình.

Tìm cầu cứu ở ai

Điều này có thể gần với loạn luân nhưng đồng thời nó khác ở một điểm thiết yếu. Chẳng hạn, đối với nạn nhân loạn luân của người cha, đó chỉ là cha ruột của mình. Không phải tất cả các người cha. Nhưng trong lạm dụng thiêng liêng, trong các văn hóa đơn thần của chúng ta, đó là mối quan hệ với Chúa, nghĩa là với người giáo dân, đó là quan hệ với Chúa Cha, Đấng toàn năng tối cao, không có Đấng khác. Nếu kẻ săn mồi (nam hoặc nữ) làm cho nạn nhân tin rằng họ nắm giữ lời Chúa, họ biết ý Chúa, chương trình hoặch định của Chúa Thánh Thần trên họ, thì họ cầu cứu vào ai để xin giúp đỡ?

Trong Giáo hội, lạm dụng luôn là lạm dụng thiêng liêng

Cuối cùng, chăm sóc nạn nhân không chỉ duy nhất xem họ là nạn nhân, nhưng mở rộng lắng nghe. Họ không phải là nạn nhân, khi họ đến gặp chúng tôi, như báo cáo Ciase nhấn mạnh, tiến trình của họ đến với chúng tôi cho thấy sự thay đổi nơi họ: Họ không còn chịu đựng điều ác nữa, họ nói lên điều ác. Họ đi từ nạn nhân qua chứng nhân. Bây giờ họ chủ động khi đối diện với cái ác.

Marta An Nguyễn dịch

Bài viết liên quan

Back to top button