Vì sao triều giáo hoàng của Đức Phanxicô lại phức tạp như thế?
lalibre.be, Bosco d’Otreppe, 2022-08-28
Đức Phanxicô trong cơn bão, Các kẻ thù của giáo hoàng Phanxicô, Nước Mỹ muốn thay đổi Giáo hoàng như thế nào, Sự cô độc của Phanxicô, Phanxicô giữa bầy sói, Giáo hoàng đáng lo ngại này, Một mình chống lại tất cả… Kể từ khi bắt đầu triều giáo hoàng năm 2013, tựa đề các quyển sách cho thấy những khó khăn mà ngài tiếp tục gặp. Và điều đáng ngạc nhiên hơn là bên ngoài Giáo hội, ngài vẫn giữ được danh tiếng đáng kể. Nhưng trong lòng Giáo hội công giáo thì hoàn toàn khác: sự ngờ vực mà một số người còn giữ với triều giáo hoàng của ngài không còn là điều bí mật.
Chắc chắn, giáo hoàng có những kẻ thù lâu năm không ủng hộ các quan điểm ý thức hệ và khuynh hướng nhiệt thành chống tự do của ngài. Tuy nhiên, giảm bớt sự phức tạp của triều giáo hoàng này thành một cuộc đấu tranh đơn lẻ giữa hai phe sẽ là quá đơn giản. Trong những năm qua, ba khó khăn đặc biệt đè nặng lên công việc của Đức Phanxicô
Ý chí cương quyết ở Vatican
Lần đầu tiên diễn ra sau các bức tường của Vatican. Hiện tại giữa Đức Phanxicô và Giáo triều chính quyền của ngài không bao giờ xong. Năm 2013, khi được bầu chọn, Đức Phanxicô nhận nhiệm vụ phải cấp thiết cải tổ, hiện đại hóa và chuyên nghiệp hóa cấu trúc không còn phù hợp với “Giáo hội” đa quốc gia. Để làm điều này, ngài dính vào một cuộc tấn công thực sự, tìm cách phá vỡ những người chủ chốt, trò chơi quyền lực, các lợi ích tài chính, kinh tế và chính trị mà Đức Bênêđíctô XVI đã thua trận. Nhà báo Cyprien Viet, phóng viên của hãng thông tấn I.Media, nhận xét: “Có lẽ ngài đã tham gia quá trực tiếp và quá nhanh để chống lại chính quyền của ngài, tố cáo các bệnh ‘alzheimer thiêng liêng, não trạng hóa thạch, khủng bố bằng hình thức nói xấu, gương mặt đám ma’… Đó là bài phát biểu có phẩm chất thiêng liêng cao, nhưng rất khắc nghiệt và có lẽ vụng về. Các nhân viên của Vatican đã tham gia vào cuộc cải cách. Thái độ của ngài đã gây khó hiểu, tạo những chống đối và những tổn thương.”
“Đôi khi ngài tỏ ra nghiêm khắc và độc đoán, một nhân vật của Giáo triều cho biết. Nhưng sau đó ngài có thể tiếp bạn và hành động với bạn như một người cha, thậm chí ngài còn xin tha thứ. Và cũng đúng, ngài không bao giờ do dự đập bàn và thể hiện một sức mạnh uy quyền để làm cho các hồ sơ của mình đi tới, nhưng tôi nghĩ ngài không thể làm gì khác khi đối diện với hai tệ nạn chính làm suy yếu Giáo triều: quyết tâm của nhiều người không muốn mất quyền lực của mình, sự kém cỏi chung ở đó.”
Về mặt này, Đức Phanxicô muốn chuyên nghiệp hóa Giáo triều bằng cách mời các giáo dân – kể cả phụ nữ vào các chức vụ quan trọng – nhưng điều này vẫn chưa thể lật đổ mọi quyền lực đã có, mặc dù kết quả rất đáng chú ý, đặc biệt là trong quản lý tài chính. Đương đầu với những kháng cự, Đức Phanxicô cũng đã tạo các mạch và các mạng lưới song song mà từ đó ngài thu thập thông tin, đưa ra lời khuyên và thử nghiệm ý tưởng của mình. Đầu tháng 8, tờ La Croix viết, những cuộc hẹn dù được duy trì, đôi khi không bao giờ được công bố rộng rãi, làm dấy lên sự nghi ngờ và ồn ào liên tục trong các hành lang. Niềm tin mong manh đến nỗi, vào ngày 19 tháng 3, Đức Phanxicô đã bất ngờ công bố hiến pháp mới tổ chức lại Giáo triều. Tài liệu táo bạo này đã mở thể chế này ra với thế giới, nhưng vẫn chưa được đậm nét. Dù sao, cú đấm này giúp các dự án của ngài không bị cản trở trong nội bộ.
Ngày nay, tổ chức mới của Giáo triều vẫn cần được áp dụng và hoàn thiện (sẽ được thảo luận vào ngày thứ hai và thứ ba giữa giáo hoàng và các hồng y). Do đó, những tháng tới sẽ cho biết liệu ngài – người củng cố quyền lực của mình nhân dịp cải cách này – có chứng tỏ được ngài là nhà quản lý xứng đáng với trực giác của mình hay không. Triều giáo hoàng của ngài sẽ được đánh giá rất nhiều về điểm này.
Sự bối rối của người con trai cả
Nếu có sự do dự ở Vatican, thì cũng có do dự như thế trong giới công giáo. Ngài thích gây bất ngờ, nhưng điều này không phải lúc nào cũng được hiểu. Đặc biệt là ngài “nói rất nhiều, như nhà báo Cyprien Viet ghi nhận. Thích nói một cách bộc phát và khó đoán. Nhiều người khi nghe, thấy ngài nói quá nhiều, làm cho người nghe không bao giờ biết ngài đang đi đâu, ngài làm suy yếu hào quang của ngài. Nhưng đó là tính cách của ngài. Ngài cho rằng tất cả có thể được nói lên, không có gì phải bị kiểm duyệt, dù sau đó, có khi các ý kiến này sẽ được điều chỉnh lại. Tư thế này làm khó chịu những người phương Tây không thích xung đột, nhưng ngài đánh giá cao họ: ngài xem họ tạo ra cuộc sống và sáng tạo.
Ở châu Âu, thái độ này là khó hiểu. Đức Phanxicô đến từ Argentina, ngài nhắc phương Tây nhớ, họ không còn là trung tâm nhịp đập của người Công giáo. Ngài cũng nói với những người ở vùng ngoại vi, những người ở xa Giáo hội, làm như thế ngài thúc đẩy những người còn ở trong Giáo hội. Tư thế không phải là không có rủi ro – làm thế nào để chào đón rộng rãi mà không tương đối hóa học thuyết? -, nhưng Kinh thánh có đầy những chuyện về “những người thợ giờ đầu tiên”, về “những người con cả và trung thành”, những người không hiểu vì sao Chúa lại quan tâm đến “đứa con hoang đàng” trở về sau khi nó đã phung phí mọi thứ.
Thái độ của Phanxicô cũng gây thất vọng lớn. Là tu sĩ Dòng Tên, ngài thích phân định lại, mở nhiều hồ sơ tế nhị: quyền rước lễ của người ly dị tái hôn, phụ nữ có thể được phong chức phó tế, cởi mở với một số vấn đề đạo đức, truyền chức cho các ông đã lập gia đình ở một số vùng trên thế giới… Vì vậy, rất nhiều chiếc hộp Pandora đã khơi dậy những hy vọng còn sót lại của ngài, để rồi thất vọng trong khi học thuyết vẫn còn đó. Đồng thời, nếu ngài cho vào khung các mong muốn cải cách tiến bộ của người công giáo Đức, thì ngài cứng rắn với người công giáo theo chủ nghĩa truyền thống hơn, giáo hội “ren” mà ngài không đánh giá cao, ngài làm giảm khả năng cử hành thánh lễ “tiếng la-tinh”.
Sử gia công giáo Christophe Dickès phê bình: “Cứ lấn bên trái rồi bên phải, kết quả là có một sự chống đối thay hình đổi dạng tùy quốc gia và châu lục, mọi người đều có một chút lo lắng, mỗi người có những lý do khác nhau, trong khi đó có những đấu tranh ý thức hệ gay gắt đang xảy ra ở Rôma. “Rõ ràng là nhiều người chủ chốt muốn đưa ra một chương trình nghị sự tiến bộ ở đó, mặc dù điều này không còn phù hợp với những gì đã trải qua trên thực địa của Giáo hội: chúng ta đã thấy trong lần Thượng hội đồng về gia đình, sau đó là Thượng hội đồng vùng Amazon: Vatican muốn áp đặt chương trình nghị sự này mà không được các nghị phụ Thượng hội đồng chấp nhận.”
Cuộc khủng hoảng của chế độ quân chủ Rôma
Theo bà Danièle Hervieu-Léger, nhà xã hội học về tôn giáo thì điều này chạm đến trọng tâm của vấn đề đang gây chấn động Giáo hội. Chưa bao giờ đạo công giáo lại xuất hiện đa dạng như vậy, trải qua những mong chờ đối nghịch. Không còn trong giới hạn những nứt rạn những người bảo thủ và tiến bộ, bà ghi nhận trong quyển sách phỏng vấn có tựa đề “Tiến tới một vụ nổ bung? Các trao đổi về hiện tại và tương lai của đạo công giáo” (Vers l’implosion? Entretiens sur le présent et l’avenir du catholicisme) giữa bà và ông Jean-Louis Schlegel, nhà xã hội học tôn giáo, cựu giám đốc tạp chí Esprit. Cuộc khủng hoảng của các thể chế, sự ra đời của cá nhân-tín hữu làm suy yếu thẩm quyền và quyền lực hướng dẫn của Giáo hội. Kết quả là tạo ra một số lượng lớn tín hữu ô hợp, với những quan hệ thuộc về và kỳ vọng luôn thay đổi. Nhận định của bà rất rõ ràng: “Chế độ quân chủ la-mã trong nhiều thế kỷ đã là khiên mộc của đạo công giáo, bây giờ đã lỗi thời. Vatican đang ngày càng phải đấu tranh để đảm bảo sự thống nhất, và việc quản trị phải được giải trung tâm.” Nhưng mọi chuyện không đơn giản, bà nói với trang La Libre: “Rôma bị ám ảnh bởi vấn đề ly giáo và khó nghĩ đến việc thống nhất người công giáo trong sự đa dạng, khác với phương thức đồng nhất. Giáo hoàng ý thức thách thức này, nhưng ngài biết nếu ngài để nhiều quyền hơn cho các tòa giám mục địa phương, thì ngài phải đặt lại vấn đề tất cả. Tuy nhiên, tôi tin chắc, đạo công giáo đang nhuốm bệnh tử vong của một hệ thống la-mã. Nếu Giáo hội muốn đi theo con đường cũ là dẫn đến tự sát. Nếu vẫn quản trị như hiện tại, thì sự nổ bung sẽ xảy ra; nếu muốn phát triển, tất cả các mô hình phải được xem xét lại. Trong mọi khía cạnh, thì cuộc khủng hoảng mang tính chất quyết định.”
Giáo hội: một vụ nổ bung không thể tránh khỏi?
Tác giả Christophe Dickès phản ứng “Nhận xét này có lý, nhưng chúng ta không thể trao quyền học thuyết cho các tòa giám mục của các quốc gia khác nhau, điều này sẽ có tác động phá vỡ tính phổ quát của học thuyết như chúng ta đã thấy ở một số giám mục Đức trong những năm gần đây. Một vấn đề khác nữa, đó là quản trị. Vấn đề – như chúng ta đã thấy với nạn ấu dâm – là nhiều giám mục đã không hoàn thành nhiệm vụ hoặc không có các phương tiện và kỹ năng để quản trị vấn đề này. Thực tế vẫn là, trong sự đa dạng này, Rôma phải đóng nhiều nhiệm vụ hơn để đảm đương các mặt đối lập hoặc đa dạng này. Điều mà Rôma ít làm dưới thời Đức Phanxicô.” Lịch sử thực sự cho thấy Vatican luôn muốn đứng trước ngã rẽ của những nhạy cảm để hoàn thiện giáo lý công giáo hơn.
Ngọn gió Mông Cổ
Để đáp ứng sự đa dạng chưa từng có này mà vẫn nuôi dưỡng sự hiệp nhất, Đức Phanxicô bắt tay vào hai con đường. Trước hết là con đường đồng nghị: với ít nhiều thành công, ngài thường xuyên tìm cách quy tụ các giám mục và giáo dân để họ cùng nhau thảo luận những điểm cụ thể. Tuy nhiên, phương pháp còn bị thử thách và cần thời gian.
Thứ hai là việc đổi mới “Hồng y đoàn”, cơ quan có nhiệm vụ cố vấn cho ngài. Thứ bảy 27 tháng 8, ngài phá vỡ các quy tắc cũ, ngài đi đến các vùng xa xôi hẻo lánh để tìm các giám mục hoặc linh mục kín đáo, tận tâm, bất ngờ, ít được biết đến. Chúng ta hãy kể ví dụ của giám mục Giorgio Marengo, 48 tuổi, hồng y trẻ nhất sẽ mang đến Vatican bụi bặm, chân trời và ngọn gió Mông Cổ, nơi ngài không mệt mỏi đi truyền giáo. Nếu tất cả hồng y này phù hợp với tinh thần của Đức Phanxicô, với mong muốn là hướng Giáo hội về các vùng ngoại vi và những người nghèo nhất, thì họ tạo thành một Hồng y đoàn đa dạng, ít biết nhau và hứa hẹn một mật nghị sắp tới cởi mở hơn và ngoài mong chờ hơn chúng ta nghĩ.
Hồng y Giorgio Marengo mang “luồng gió tươi mát” từ Mông Cổ đến
Trong khi đó, ngài đi con đường của mình, bây giờ ngài phải ngồi trên xe lăn. Trong khi người ta mong chờ ngài về vấn đề quản trị thì cuối cùng ngài lại cho thấy một tầm nhìn xa hơn, gợi mở không mệt mỏi những vấn đề về sinh thái, di cư và nghèo đói. Nhà báo Cyprien Viet kết luận: “Dù có vấn đề sức khỏe, tôi không nghĩ ngài sẽ từ nhiệm bây giờ. Vào cuối triều, dù ngài bị yếu, bị mong manh, nhưng điều này lại làm cho ngài nói lên rất nhiều điều. Phải để ý các bài giáo lý trong các buổi tiếp kiến chung hàng tuần, ngài nói đến tuổi già và cuộc đối thoại giữa các thế hệ. Tôi thấy các bài này rất cảm động. Chúng mang khía cạnh như một di chúc. Đó là chủ đề được tranh luận nhiều trong Giáo hội, nhưng vẫn rất thời sự. Và ngài là người duy nhất nói lên trong số những nhân vật vĩ đại trên thế giới.”
Marta An Nguyễn dịch