Tin tứcGiáo Hội hoàn vũ

Tương lai của Giáo hội

hồng y Hollerich cảm thấy “trách nhiệm có một cái gì đó xuất hiện” của Thượng Hội đồng

by Phanxicovn

Ngày thứ năm 27 tháng 10, Tài liệu làm việc của giai đoạn lục địa được công bố, hồng y Jean-Claude Hollerich, tổng tường trình của Thượng Hội Đồng về tương lai Giáo hội nói rằng ngài muốn “nhận trách nhiệm đưa mọi thứ vào thực hành.”

La Croix International: Đức Phanxicô thông báo giai đoạn Rôma của “Thượng hội đồng về tính đồng nghị” sẽ kéo dài trong hai năm. Trong tư cách là tổng tường trình của thượng hội này, cha hiểu như thế nào về quyết định này?

Hồng y Jean-Claude Hollerich: Tôi rất vui mừng với quyết định này của ngài, có nghĩa là chúng ta có thêm thời gian. Chúng ta không cần phải vội vàng vì chúng ta chỉ có thể phân định khi có thời gian.

Đức Phanxicô gia hạn Thượng hội đồng hiệp hành cho đến tháng 10 năm 2024

Lắng nghe luôn được thực hiện với thời gian. Lắng nghe không phải là việc làm một lần là xong, nhưng phải được lặp đi lặp lại. Nghe cũng là đọc lại và vì thế các giám mục có thể đọc lại những gì giáo phận của mình nói, những gì các tài liệu khác nhau nói vào lúc này. Sau đó sẽ đến thời điểm để phân định, nhưng chúng tôi không vội vàng, nên tôi rất biết ơn Đức Phanxicô đã quyết định kéo dài giai đoạn Rôma hơn hai năm, tháng 10 năm 2023 và sau đó là tháng 10 năm 2024.

Bên trong hậu trường của Thượng Hội đồng ở Vatican, “lắng nghe tất cả các người công giáo”

Rất nhiều người tham gia vào tiến trình thượng hội đồng sợ rằng, dù họ đã được lắng nghe, nhưng không có gì xảy ra. Cha sẽ nói gì với họ?

Bản thân tôi cũng đã nghe nỗi sợ này. Nhiều người trong tiến trình đồng nghị cấp giáo phận cũng đã nói lên nỗi lo này. Nhiều người do dự khi lên tiếng vì trong quá khứ họ đã được hỏi nhưng không có gì xảy ra.

Hồng y Grech: “Nếu chúng ta không tin Chúa Thánh Thần thổi sức thì thượng hội đồng sẽ thất bại”

Tôi cảm thấy có trách nhiệm rằng có điều gì đó xuất phát từ việc lắng nghe này. Vì thế ít nhất trong giáo phận Luxembourg của tôi, tôi sẽ lo việc này. Tôi đã làm. Tôi đã yêu cầu nhóm thượng hội đồng đưa ra đề xuất cho tôi về những gì chúng tôi có thể làm ở Luxembourg, và chúng tôi sẽ làm điều này.

Điều cá nhân tôi học được là một kiểu hoán cải đồng nghị, tôi hiểu tôi không thể là giám mục mà không có Giáo phận của tôi. Tôi là một phần của Giáo hội này và Giáo hội này thuộc về tôi cũng như tôi thuộc về Giáo hội. Vì vậy, tôi không thể không lắng nghe Giáo hội, và tôi muốn chịu trách nhiệm về việc đưa mọi thứ vào thực tế.

Một tiến trình khác, đó là con đường thượng hội đồng Đức. Cha thấy quá trình này như thế nào?

Đây là một câu hỏi khó. Tôi tin tình hình của Đức phải được hiểu rõ từ cuộc khủng hoảng lạm dụng đã có ở Đức và cách mỗi giáo phận đưa ra báo cáo riêng về chủ đề này với các phương pháp luận khác nhau. Do đó, những trường hợp này luôn được báo chí nói đến và Giáo hội đã phải phản ứng. Và tôi tin các giám mục muốn phản ứng theo cách đồng nghị. Nhưng tôi rất buồn khi thấy các giám mục chia rẽ.

Vấn đề của Con đường thượng hội đồng Đức

Báo chí đôi khi là tiếng vang của những gì như sự lên án chung cho đường lối của thượng hội đồng Đức. Tôi không thể làm điều này. Chúng ta phải tin tưởng các giám mục và đối thoại với họ. Và đối thoại phải đi từ trái tim này đến trái tim kia, không thể thông qua các phương tiện truyền thông.

Chúng ta phải luôn giữ sự hiệp nhất và hiệp thông, vì có một cuộc khủng hoảng lớn hơn nhiều. Chúng ta cần nói về cách mà đức tin có thể được sống bình thường trong cuộc sống hàng ngày, trong một xã hội thế tục hóa như xã hội châu Âu. Đây là vấn đề mà chúng ta cần cùng nhau đặt câu hỏi. Tôi tự hỏi không biết con đường thượng hội đồng Đức đã giải quyết được vấn đề này chưa. Giáo hoàng nói về sứ mệnh, và không có sứ mệnh thì chúng ta không phải là Giáo hội.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài viết liên quan

Back to top button