Người Công giáo ở các nước vùng Vịnh đến gặp Đức Phanxicô
Hơn 20.000 người tham dự thánh lễ Đức Phanxicô cử hành tại Sân vận động Bahrain ngày thứ bảy 5 tháng 11, ngày thứ ba trong chuyến tông du thứ 39 của ngài đến Bahrain. Phần lớn là người nước ngoài làm việc tại Bahrain, ngoài ra có một số người đến tứ Ả rập Xê út.
Họ dậy từ một giờ sáng. Nhưng không có lý do gì để ông José và gia đình bỏ lỡ sự kiện này. Cùng với vợ là bà Shoji, và cô con gái Catherine 16 tuổi, gia đình Ấn Độ này đã làm việc ở Bahrain từ năm 1998, họ cùng với hơn 20.000 người đến tham dự thánh lễ hôm nay.
Ông José làm việc tại đây cho Quân đội Hoa Kỳ. Ông đội mũ trắng trên đầu, rụt rè nói: “Ở đây dễ hơn ở Ấn Độ.” Mỗi thứ sáu ông và gia đình thường đi lễ ở một trong hai nhà thờ của Bahrain. Ông kể mỗi thứ sáu có sáu thánh lễ bằng tiếng Anh ở nhà thờ của ông. Bên cạnh ông là cô con gái ngẩng cao đầu, tựa vào vai cha, tự hào nói thêm cô là người giúp lễ.
Người Công giáo ở các nước vùng Vịnh đến gặp Đức Phanxicô
Tại Sân vận động Quốc gia Bahrain, gia đình gốc Kerala, miền nam nước Ấn gặp người công giáo từ khắp nơi trong vùng, chủ yếu là người nước ngoài đến đây dự lễ. Trong số đó có ông Tomas de Souza 62 tuổi và bà Lawrence Cordeiro 76 tuổi, cũng là người Ấn Độ đã ở Bahrain từ vài chục năm nay. Đeo khăn vàng-trắng quanh cổ, các giáo dân này là thừa tác viên cho rước lễ, họ là thành viên của Con đường tân tòng, có ba cộng đồng này ở vương quốc nhỏ vùng Vịnh. Họ khen tinh thần tự do tôn giáo ở đây và họ được tự do giữ đạo.
“Giấc mơ của một đời người”: ở Bahrain, cờ và cảm xúc trước thánh lễ của giáo hoàng
Là người công giáo ư? Một thách thức
Trong sân vận động, Đức Phanxicô được đón chào bằng những tiếng hò reo suốt tuyến xe giáo hoàng của ngài. Gia đình công giáo Ấn Độ cầu nguyện bên cạnh người Lebanon, người Philippins ở Bahrain nhưng cũng cùng với những người ở các nước khác trong khu vực. Đó là trường hợp của ông Edwin và bà Christine, họ là người Philippins và hoàn cảnh của họ thì tế nhị hơn nhiều người công giáo khác ở Bahrain. Cả hai đến từ Riyadh, trong số 2.000 người công giáo ở Ả-rập Xê-út được phép đến dự chuyến thăm của giáo hoàng cách đây vài ngày.
Ông Edwin cười nói: “Thật là cả một thách thức để là người công giáo ở đất nước này. Chúng tôi phải luôn cẩn thận, cẩn thận tôn trọng các quy tắc do chính phủ đặt ra và cẩn thận với cảnh sát tôn giáo.” Ông đến Ả rập Xê út năm 1994, vợ và ba con ở gần thủ đô Manila, mỗi năm ông về thăm vợ con hai lần. Ông làm việc trong một công ty tài chánh.
Đối thoại với người hồi giáo
Ông cho biết tiếp, cách đây mười năm, một số bạn của ông bị bắt giữ nhưng bây giờ ít hơn, nhưng người công giáo vẫn chưa có nhà thờ trong vùng. Ông nói: “Thực sự chúng tôi không có nhà thờ. Trong cộng đồng chúng tôi, chúng tôi có khoảng mười lăm gia đình. Các thánh lễ được cử hành tại nhà chúng tôi.”
Ngồi bên cạnh ông là bà Christine, bà làm trợ tá hành chánh sống cùng chồng ở Ryad – hai người con lớn của bà đã định cư ở châu Âu. Bà ước mơ có thể chào Đức Phanxicô và cám ơn ngài: “Tôi muốn nói lên lời cám ơn ngài vì ngài đã nói chuyện với tín hữu kitô giáo chúng tôi ở vùng này và cũng cám ơn ngài vì ngài đã bắt cầu đối thoại với người hồi giáo.”
Đức Phanxicô kêu gọi hồi giáo xét mình
“Dũng cảm sống tình huynh đệ phổ quát”
Đức Phanxicô đặt chuyến đi Bahrain dưới dấu hiệu đối thoại với người hồi giáo, ngài đã nói chuyện với thượng giáo sĩ Al-Tayeb người sunni của Học viện Hồi giáo Al Azhar, 18 tháng sau cuộc gặp với Giáo chủ Ali al-Sistani, một lãnh đạo phái chiit ở Iraq. Ông Edwin phát biểu: “Về lâu dài, chúng tôi thấy cuộc đối thoại này là quan trọng, người hồi giáo có lẽ đã ít nghi ngờ khi nhìn chúng tôi.”
Bài diễn văn sốc của Đức Phanxicô ở Bahrain: nhân quyền, án tử hình, số phận của người lao động
Trong thánh lễ, chính những người công giáo đang sống trong những điều kiện rất khó khăn này mà Đức Phanxicô muốn nói với họ: “Chúng ta đã có kinh nghiệm, dù chúng ta cố gắng rất nhiều nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng nhận được những điều tốt đẹp chúng ta mong chờ, và đôi khi trong thực tế, chúng ta phải chịu đựng trước sự dữ không thể hiểu nổi.” Ngài nói thêm: “Chúa nhìn thấy và Chúa đau khổ. Ngày nay nhiều nơi trên thế giới, những người có quyền hành nuôi dưỡng áp bức và bạo lực, họ tìm cách tăng không gian của họ bằng cách hạn chế không gian của người khác, áp đặt sự thống trị của họ, hạn chế quyền tự do cơ bản và đàn áp kẻ yếu.” Những lời nói không thể không được chú ý ở nơi mà người công giáo có được một tự do tôn giáo cực kỳ hạn chế.
Đứng trước vấn đề này, Đức Phanxicô mời gọi những ai lắng nghe ngài hãy “can đảm sống tình huynh đệ phổ quát” dù phải gặp khó khăn. Ngài xin họ “kiên trì duy trì điều thiện dù phải nhận điều ác” và “phá vỡ vòng xoáy trả thù, giải trừ bạo lực, phi quân sự hóa trái tim.”
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch