Suy tưGóp nhặtVăn hóa - Nghệ thuật

Chuyện Con Ngựa

Tương truyền vị tiên quản lý ngựa ở trên trời tên là Bá Nhạc. Ở dưới trần thế, người ta cũng gọi những người có khả năng phân biệt ngựa tôt là Bá Nhạc.

Thời xuân thu có một người tên là Tôn Dương. Vì ông ta rất giỏi về ngựa, cho nên dần dà ngưòi ta cũng quên mất tên thật của ông, cứ gọi ông là Bá Nhạc.

Một lần, Bá Nhạc nhận sự uỷ thác của sở vương, mua một con tuấn mã có thể chạy một ngàn dặm một ngày. Bá Nhạc nói rõ với Sở vương rằng ngựa thiên lý rất hiếm, không dễ tìm được, phải tới khắp các nơi, để giúp sở vương không phải lo lắng, ông sẽ gắng hết sức mình để làm việc này.

Bá Nhạc đến mấy nước liền, tỉ mỉ tìm tới những vùng nổi tiếng có ngựa tốt ở các nước Yên, Triệu, hành trình của ông vô cùng cực nhọc, thế nhưng vẫn chưa phát hiện ra con ngựa nào ưng ý. Một hôm, Bá Nhạc từ nước Tề quay về, trên đường đi, ông thấy một con ngựa kéo xe muối, rất cực nhọc kéo chiếc xe lên dốc. Con ngựa mệt quá thở phì phò, mỗi bước đều rất gian nan. Trước nay, Bá Nhạc rất thân thiết với ngựa, bèn bước tới trước con ngựa đó. Con ngựa nhìn thấy Bá Nhạc bước tới gần, bỗng ngước mắt lên rồi hí vang, giống như đang kể lể gì đó cho Bá Nhạc. Nghe giọng nói của nó, Bá Nhạc lập tức đoán ra ngay, đây là một con tuấn mã khó mà tìm được.

Bá Nhạc nói với người đánh xe:

– “Con ngựa này rong ruổi suốt trên chiến trưòng, không con nào có thể sánh được với nó; nhưng dùng để kéo xe thì nó lại không giống với những con ngựa bình thường. Hay là anh bán nó cho tôi nhé!”

Người đánh xe cho rằng Bá Nhạc là một thằng ngu, anh ta nghĩ rằng con ngựa này quá bình thường, kéo xe thì không có sức, ăn lại nhiều, gầy như que củi, bởi vậy, anh ta bán nó ngay không hề do dự. Bá Nhạc dắt con ngựa trở về nước Sở. Tới vương cung, Bá Nhạc vỗ vỗ cổ nó nói:

– “Ta tìm cho ngươi một ngưi chủ tốt nhé!”

Hình như con thiên lý hiểu được ý của Bá Nhạc, gõ vang móng xuống nền đất, hí dài, tiếng của nó rất vang, giống như tiếng chuông vang tới tận mây xanh, sở vương nghe thấy tiếng ngựa hí, bèn bước ra ngoài cung. Bá Nhạc chỉ con ngựa nói:

– “Thưa đại vương, thần đem con thiên lý này tới cho ngài, xin hãy xem kĩ nó.”

Sở vương thấy con ngựa mà Bá Nhạc dắt về gầy đến nỗi chẳng ra hình dáng gì, thì cho rằng Bá Nhạc cho mình là thằng ngu, ông ta không vui, nói:

– “Ta tin rằng ngươi biết nhìn ngựa, mới để cho ngươi đi mua ngựa, nhưng ngươi xem ngươi mua con ngựa gì thế này, con ngựa này ngay cả đi cũng còn khó khăn, nó có thể ra chiến trường ư ?

Bá Nhạc nói:

– “Đây quả thực là con ngựa thiên lý, có điều, một thời gian nó phải kéo xe, lại không được chăm sóc kỹ lưỡng, bởi vậy nên nhìn nó rất gầy. Chỉ cần chăm sóc tốt, không đầy nửa tháng sau, nhất định là nó phục hồi được thể lực.”

Sở vương nghe nói vậy thì bán tín bán nghi, bèn ra lệnh chăm sóc kĩ lưỡng cho con ngựa. Quả nhiên, một thòi gian sau, con ngựa đã biến thành một con ngựa thần đầy uy vũ. Sau đó, con ngựa thiên lý này rong ruổi trên khắp sa trường, lập được nhiều chiến công. Sở vương càng thêm kính phục Bá Nhạc

(Theo Điển Cố Trung Hoa)

_________________

CHÚT SUY TƯ

Ngựa Chiến mà đem kéo Xe Thồ

+ 1. Từ sự thiếu hiểu biết

Từ sự thiếu hiểu biết, người ta không đặt “người và việc” vào đúng vị trí cần thiết. Kết quả là công việc chẳng những bị hỏng mà còn kéo theo biết bao khổ lụy cho những người có liên quan.

Kẻ ngu ngốc mà tự cho rằng mình khôn ngoan bao giờ cũng là kẻ nguy hiểm, vì họ thường làm bậy ! Kẻ ngu ngốc bao giờ cũng muốn người khác làm giống như mình mới cho là đúng. Và vì thế, kẻ ngu ngốc thường là kẻ “ngu ngốc bền vững” vì họ không có cơ hội nhận ra được sự khôn ngoan của người khác !

“Người đánh xe cho rằng Bá Nhạc là một thằng ngu, anh ta nghĩ rằng con ngựa này quá bình thườngkéo xe thì không có sức, ăn lại nhiều, gầy như que củi, bởi vậy, anh ta bán nó ngay không hề do dự. (trích truyện).

+ 2. Không chỉ là chuyện con ngựa

Người dùng ngựa chở xe thồ chỉ cần biết một điều là có được một con ngựa mạnh khoẻ, có sức chuyên chở hàng hoá cho anh ta. Một con ngựa được cho là quý nó phải hội đủ điều hiện đó. Vậy là đủ ! Nên khi nghe Bá Nhạc nói rõ như vậy mà anh ta vẫn không hỏi gì thêm, và cũng không đặt ra vấn đề gì.

Bá Nhạc nói : “Con ngựa này rong ruổi suốt trên chiến trường, không con nào có thể sánh được với nó“. Sao anh phu lái xe thồ không tự hỏi “vậy là con ngựa này quý lắm chứ! “ . Sao anh ta không thắc mắc, biết rằng “con ngựa của anh ta kéo xe thì không có sức, ăn lại nhiều, gầy như que củi“, thế sao người lạ này lại muốn mua nó ?

Ôi ! Suy nghĩ chi cho mệt ! Đối với anh ta, con ngựa không mập mạp, không có sức mạnh thì là thứ bỏ đi ! Sự hiểu biết và tầm nhìn của anh ta là tới đó.

Than ôi ! “Ngựa chiến mà đem kéo xe thồ !”

Trong dòng đời ta cũng đã từng thấy :

Anh thông dịch viên đi đạp xích lô.

Nhà kinh doanh lớn về canh tác miền đất mới cằn khô sỏi đá.

Cô nhân viên ngân hàng đi ở đợ kiếm cơm

Chàng giám đốc công ty phải làm người phu quét rác …

Dù là nguyên nhân nào… nó cũng đến từ những cái đầu thiếu hiểu biết nhưng có sức mạnh trong tay.

+ 3. Câu chuyện con ngựa dù sao cũng “có hậu” hơn nhiều chuyện đời thường 

Câu chuyện con ngựa ở đây cũng là một câu chuyện coi như là “có hậu”. Thật may mắn “Ngựa chiến mà đem kéo xe thồ !” được dịp “đội mồ” sống lại trở về vị trí xứng đáng là “con ngựa chiến” của nó !

May mắn nó gặp được Bá Nhạc, người nhận ra giá trị của nó.

Phải là Bá Nhạc, nếu không thì tiêu đời nó rồi… nó chỉ là chú ngựa còng lưng cho ông chủ ngu si của nó. Ngay cả Sở Vương còn chưa nhận ra giá trị đích thực của nó.

Sở vương nghe nói vậy thì bán tín bán nghi, bèn ra lệnh chăm sóc kĩ lưỡng cho con ngựa.” (trích truyện).

Có ai đó nói câu ” Thà làm đầy tớ cho người khôn còn hơn làm chủ thằng ngu “.

Ôi ! “làm Chủ thằng ngu mà đã khốn khổ rồi … sợ điều đó rồi … huống chi làm đầy tớ cho thằng ngu thì khốn nạn đến cỡ nào, sợ đến cỡ nào !

Cứ hình dung xem nếu phải đang cúi đầu trước một Ông Trưởng Ngáo, một Ông Chủ Lú … thì hiểu được nỗi lòng của Con Ngựa đang làm việc cho Ông Chủ Ngốc của nó…

Con ngựa nhìn thấy Bá Nhạc bước ti gần, bỗng ngước mắt lên rồi hí vang, giống như đang kể lể gì đó cho Bá Nhạc.” (trích truyện).

Và, trong nhiều trường hợp, nhờ đó, có khi cũng hiểu được nỗi lòng của nhiều người quanh ta… hay, hơn nữa… có khi là nỗi lòng của chính ta !

MAI NHẬT THI

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm
Close
Back to top button