Suy tư

Sự đụng chạm và bàn tay

Trước giờ đọc kinh truyền tin hôm 27.6 vừa qua ĐTC Phanxico đã có lời huấn dụ với mọi người, Ngài nói rằng: “Chúa Giêsu để cho mình được đụng chạm trước nỗi đau và cái chết của chúng ta, và thực hiện dấu chỉ chữa lành để nói với chúng ta rằng chẳng phải đau khổ cũng chẳng phải cái chết có lời cuối cùng. Người cho chúng ta biết rằng chết không phải là hết. Người đã vượt thắng được kẻ thù này, là điều mà chúng ta không thể tự mình giải thoát.

Trong thời điểm này, đại dịch, bệnh tật là tâm điểm của các bản tin, nhưng chúng ta hãy chú ý đến một dấu chỉ khác, hơn cả vấn đề sức khỏe. Đó là sự đụng chạm của ta đến Chúa như thế nào? Vì cuộc sống hiện nay, ta đụng chạm đến Chúa cái đụng chạm đó chỉ là đụng chạm, mà không có sự tha thiết, không mang tính chất muốn được chữa lành… Và sự tin tưởng, phó thác, thậm chí là sự đụng chạm cả con tim của bản thân ta vào Chúa chưa mang tính trọn vẹn.Lần dở lại các trang kinh thánh ta thấy, có nhiều người đụng chạm đến Chúa, thậm chí đụng chạm đến cả con người Chúa, họ vẫn không được chữa lành vì thiếu niềm tin, thiếu tình yêu, thiếu sự xác tín, còn hoài nghi. Bên cạnh đó có những người có được cái đụng chạm, cái cầm tay thì được cứu sống, được khỏi bệnh..

Lặng nhìn soi mình vào lòng thương xót Chúa, ta thấy đã bao lần chúng ta tự ném mình vào những nương náu trong cái ảo, không chấp nhận bản thân mình là , và ẩn sau những thủ đoạn của bề ngoài, nhưng sự đụng chạm không phải là hình thức bề ngoài. Đôi khi chúng ta bằng lòng với việc tuân giữ một số giới luật và lặp đi lặp lại những lời cầu nguyện, nhưng Chúa chờ chúng ta gặp Người, mở lòng ra đón nhận Người, giống như người phụ nữ, chạm vào áo choàng của Chúa để được chữa lành. Hãy đi vào sự thân mật với Chúa không phải với dáng vẻ bề ngoài nhưng hãy chạm đến trái tim Chúa, quẵng cuộc đời mình vào cuộc đời Chúa để Ngài cầm tay hướng dẫn, trở nên đồng hình đồng dạng với Ngài.

Cuộc đời của mỗi người chúng ta như một bản vẽ cần được hoàn thành. Nên mỗi nghĩa cử tốt đẹp chúng ta làm cho người khác lại thêm một đường nét để chúng ta sớm hoàn thành bản vẽ. Bởi thế, đừng bao giờ để cho đôi tay của ta khô cứng, thiếu quảng đại, nhưng hãy biết quên mình và tỏ lòng thương xót với người khác như Chúa vẫn hằng thương xót chúng ta.

Nt Têrêsa Maria, SLE

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm
Close
Back to top button