Ukraine, cuộc chiến thấu cảm
Nỗi sợ hãi này đuổi nỗi sợ hãi kia. Sau đại dịch, đây là sự tàn ác của chủ nghĩa đế quốc Nga. Liệu chủ nghĩa đạo đức phương Tây, tràn ngập cảm xúc có sẵn sàng chết cho Kiev không?, ông Louis Daufresne, tổng biên tập Đài Notre-Dame tự hỏi.
Sau vi-rút này thì đến vi-rút-nga. Chuỗi Covid sẽ kết thúc vào ngày 14 tháng 3, cũng như tất cả các cảnh cáo đạo đức của nó cũng sẽ kết thúc theo. Muộn còn hơn không. Những tỉ mỉ chi ly của thẻ chích ngừa tạo phản đối trong quá khứ đã trở nên phù phiếm, kể từ khi quân đội của Vladimir Putin tấn công Ukraine trong một cuộc chiến huy động vừa hải quân, không quân, lục quân! Quý vị có hình dung đòi những người tuyệt vọng khốn khổ bị ném ra đường này phải quét mã QR không? Xe tăng hạng nặng tung hoàng khắp nơi, không giới hạn, không cản đường. Thêm nữa những chiếc xe tăng này là những chiếc xe lưu danh muôn thuở, cự được những cú sốc kinh hoàng của Thế chiến thứ hai. Ở Ukraine, chúng cày nát đường nhựa với những bánh xích của nó. Cảnh tượng này không mời mà đến trên màn hình chúng ta, trước ghế sofa êm ấm của chúng ta. Quý vị không xem phim Lịch sử, cũng không xem lại loại phim xưa tô màu lại. Cuộc chiến này, hơn bất kỳ cuộc chiến nào khác, làm cho người phương Tây chúng tôi bối rối. Nó xảy ra rất gần, như thử quá khứ sống lại. Nó có tác dụng làm tê điếng người. Tại sao vậy?
Nỗi sợ này đuổi nỗi sợ kia đi
Chúng ta thử phác thảo ba lý do: lý do thứ nhất có liên quan đến bối cảnh đại dịch. Lương tâm chúng ta đã quá tải với thảm họa sức khỏe. Nó chỉ còn sức đuổi nỗi sợ này qua nỗi sợ khác. Những bài diễn văn của chính phủ có lợi gì khi đưa ra những lời khuyên phòng thủ, những suy diễn đấu võ và khoác lác của nó, để xếp xó loại chiến dịch bầu cử vốn rất trống rỗng xuống thành một vở kịch dở. Sau Covid, quyền lực nói ngắn gọn: chúng ta hãy săn gấu xám Mátxcơva, với bất cứ giá nào! Bộ trưởng Kinh tế Pháp Bruno Le Maire đã nói tiên tri: “Chúng ta sẽ làm cho nền kinh tế Nga sụp đổ. Đó là ý tưởng phong phú, nhưng ông chủ của ông nói (tổng thống Macron), “không nên gây chiến với nước Nga”. Chúng ta cá rằng bộ trưởng Kinh tế muốn xuất khẩu hiểu biết của mình trong tư cách là công chức cao cấp của Pháp, nhưng tôi không chắc lời đề nghị này có bù đắp được thâm hụt lớn trong cán cân thương mại của chúng ta hay không.
Lời hay ho này là câu trả lời của kẻ hèn nhát. Để không phải chiến đấu, kẻ hèn này bóp nghẹt đối thủ mà họ không thể đánh bại. Chúng ta có nên gán cho suy nghĩ đen tối này là do ảnh hưởng của Mỹ trên các nhân viên chính trị của chúng ta không? Các cuộc phong tỏa và cấm vận luôn là vũ khí của chiến tranh tổng lực. Các bang miền Nam nước Mỹ vẫn nhớ điều này, người Iraq, người Syria cũng nhớ, những nơi mà từ khi chiến tranh kết thúc, nạn đói bóp nghẹt người dân mà truyền thông không nói một tiếng. Nhưng bây giờ, vì Putin ít nhiều là hiện thân của Hitler, nên mọi thứ đều được phép để các chính trị gia chúng ta đặt mình vào phe tốt. Xin quý vị giữ bình tĩnh, hy vọng đọc các sự kiện phức tạp và mâu thuẫn này, là đã yêu cầu quá nhiều.
Với Covid, một ván bài xấu đã làm. Một thông điệp duy nhất, sơ sài nhất phải đến với dư luận: cuộc chiến tiếp tục dưới một hình thức khác. Trong dòng đời liên tục, một lời duy nhất được phép nói: Nga đập mạnh, đến mức các nền dân chủ xã hội phải hạ mình áp dụng các biện pháp cũng tàn bạo như những biện pháp đang áp dụng trong các chế độ độc tài mà họ lên án, như thời Covid. Vì thế chiếc liềm Stalin chém kênh Russia Today, kênh RT được Mátxcơva trả lương, chém luôn hàng trăm nhà báo Pháp chuyên nghiệp của kênh này. Đa số các thành viên của Nghiệp đoàn các nhà báo quốc gia, SNJ, đã dũng cảm phản đối, họ đưa ra thông báo: “Lẫn lộn, không một chút uyển chuyển, công việc của một ban biên tập với giới chính trị của đất nước tài trợ là con đường tắt nguy hiểm.” SNJ bị tai tiếng do “hành động kiểm duyệt làm giảm tính đa nguyên của thông tin”. Nhưng ai là người viết ai điếu sau đó? Và khi một nhà báo chỉ muốn làm công việc của mình, như Anne-Laure Bonnel ở Donbass bị chế độ Ukraine tấn công, bà đã phải cực kỳ cẩn thận để nói trên CNews rằng bà không làm chính trị, đặc biệt không làm theo chính trị của Putin.
Bắt buộc phải trắc ẩn
Lý do thứ hai theo tôi là sự tê điếng đến từ giao tiếp điên cuồng của chúng ta. Chúng ta quan sát sự cách biệt này giữa lời nói và việc làm. Chúng ta không đếm xuể các thiện chí nhỏ giọt của lòng trắc ẩn, với chiếc áo có hàng chữ Tôi đứng với Ukraine (I stand with Ukraine) bán 16,99 âu kim trên Amazon (đắt hơn áo Che Guevara một chút, làm cho bạn thành nhà cách mạng phòng khách). Nhưng ai muốn chết vì Kiev? Không một ai. Hầu hết người Pháp vẫn nhầm lẫn giữa Budapest và Bucarest, như dưới thời Bức màn sắt. Không có Club Med (Club du lịch sang trọng) ở Ukraine và nếu người ta đến đó là để nhờ dịch vụ mang thai mướn, GPA, vì đất nước này là trung tâm của tất cả các nạn buôn này. Nhìn tên lửa Nga nhắm trúng mục tiêu của họ, liều lượng kích thích tố nam của nhà sinh thái Yannic Jadot bỗng tăng – có phải tiềm thức của ông muốn làm cho bà Sandrine Rousseau, giáo sư kinh tế kinh ngạc không? Nhà sinh thái vội vàng muốn giao vũ khí cho người Ukraine. Chúng ta ra trận, nhưng bằng cách ủy quyền, dù vậy cũng không nên ủy quyền thái quá.
Sự trừng phạt về mặt đạo đức, những biện pháp trừng phạt toàn diện trên thực tế là ngụy trang cho một sự bất lực phải chịu đựng hoặc phải lựa chọn. Người Ukraine đang đối diện với con quỷ Mordor chăng? Nếu họ là đầu tàu của thế giới tự do sắp bị quỷ dữ Satan vĩ đại Putin nhận chìm, thì chúng ta còn chờ gì mà chưa trưng dụng lực lượng trừ bị? Thứ năm, theo sáng kiến của một hiệp hội các kiến trúc sư, các nhà thờ chính tòa Âu châu đã dóng lên hồi chuông báo động liên hồi. Để cảnh báo nguy hiểm? Để tập hợp các ông mạnh mẽ trong tuổi chiến đấu đến khuôn viên nhà thờ ư? Không, “để thể hiện tình đoàn kết của chúng ta với các dân tộc (…), để tưởng nhớ những người đã thiệt mạng của tất cả các nước có liên quan, để cầu nguyện cho hòa bình và để bày tỏ lòng biết ơn của chúng ta nếu tiếng súng im lặng”. Thiện chí dù đáng khen, nhưng thể hiện qua sự xa cách thực sự này ẩn giấu hiển nhiên các cử chỉ tình cảm và trắc ẩn của chúng ta.
Nghịch lý của tình huống: vì có khoảng cách này hoặc cấm dửng dưng; trong xã hội kết nối này, chúng ta phải phải thể hiện sự đồng cảm. Người mù mờ nhất trong số những người đọc các câu tweet, người ít có ảnh hưởng nhất cũng cảm thấy mình buộc phải phản ứng với những gì đang xảy ra ở Ukraine, nếu không sẽ bị cho là người vô tâm. Không nên làm như vậy vì chỉ làm tệ hơn cho những người chỉ được biết đến vì danh tiếng của họ, vì không tôn trọng hình ảnh của họ. Nếu không có đoàn kết dâng trào, bạn có thể bị cho là đồng phạm của tội ác. Trong thời gian cách ly, 8 giờ tối mọi người phải vỗ tay cho các y tá. Với mạng xã hội, áp lực xã hội tăng lên và giao tiếp qua ngôn ngữ trở nên bắt buộc.
Chủ nghĩa hòa bình của các “giá trị”
Lý do thứ ba, dưới mắt tôi: đạn đại bác của chủ nghĩa hòa bình. Đó là con đẻ của nỗi sợ hãi và phi quân sự hóa cưỡng bức đã tác động lên hình thức quân đội của chúng ta kể từ khi Bức tường Bá Linh sụp đổ. Không có tinh thần phòng thủ liên tục được duy trì trong hàng ngũ công dân, chỉ còn lại sự hoảng sợ và tê điếng vào thời điểm thử thách. Tất cả các diễn ngôn tân bảo thủ của Mỹ về toàn cầu hóa hạnh phúc, một thách thức cho sự sáng suốt và chủ nghĩa thực dụng, đã làm tổn hại đến tinh thần kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh. Cái gì xấu lại là tốt: cuộc chiến ở Ukraine đã “cứu” hạt nhân quân sự của Pháp, loại vũ khí không dùng này mà các nhà sinh thái học lẽ ra đã loại vào một thời khác. Nó cũng kích hoạt lại NATO, mà Emmanuel Macron coi là đã chết não. Nhưng để bảo vệ cái gì? Chúng ta nghe nói về các “giá trị của chúng ta” đang bị đe dọa bởi con yêu tinh Nga. Nhưng chúng ta có nói về nó trong quan hệ của chúng ta với Trung Quốc cộng sản không? Nếu đó là vấn đề phá thai ở tuần thứ 14 hoặc đưa nó vào Hiến chương các Quyền Cơ bản của Châu Âu, thì chúng ta có quyền thắc mắc về việc đổi hướng của nó. Càng từ bỏ những giá trị đích thực thì càng củng cố cho Putin. Tất cả hùng biện của ông đều dựa trên nỗi sợ các “giá trị” Tây phương sẽ làm ô nhiễm nước Nga, thường thấy ở các ông Justin Trudeau (Canada), Emmanuel Macron (Pháp) và bà Ursula von der Leyen (Liên minh Âu châu). Đó là những người nghĩ con người đã đến giai đoạn chỉ làm lễ hội, homo festivus, vừa mất gốc vừa sai lệch. Quyền lực chuyên chế của Mátxcơva có một ván bài hay để chế giễu cho sự suy đồi của phương Tây. Phương Tây không thấy nó đang diễn ra trước mắt mình đó ư? Tuy nhiên, các bức tường của Điện Kremlin có tất cả tường thành của pháo đài Boyar không được mong muốn cho lắm. Nhưng Putin đánh bài trên một câu chuyện, một lịch sử lâu đời, một tâm hồn của dân tộc, đất nước Nga, v.v., toàn bộ diễn ngôn, điều tương tự ở phương Tây bị dồn nén, bị bóp nghẹt, chiến đấu bởi những “giá trị” mà Liên minh châu Âu đưa lên hàng đầu. Tổ chức này hiện diện với những gì nó là: biểu hiện của một khước từ quá khứ.
Chủ nghĩa hòa bình, có nghĩa là chiếc ô của Mỹ thông qua NATO, là nền tảng quyết định sự vượt qua của các quốc gia ở Lục địa cổ Âu châu, về sự phủ định của họ, nói theo những người chống Liên Minh này. Việc không có khả năng viết nên một lịch sử cao quý làm cho Liên minh trở thành một quận của Đế quốc Mỹ. Liệu chúng ta có ở đây nếu Châu Âu không muốn có sự giám hộ của những người theo chủ nghĩa Đại Tây Dương không? Một cách khác có thể nào tạo ra một câu chuyện mà lẽ ra Nga sẽ trở thành đối tác, để một ngày nào đó hai lá phổi của châu Âu có thể thở chung bằng một hơi.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch