Suy niệm

Bài Suy Niệm Thứ Ba Tuần XVI Thường Niên A

Mt 12, 46-50

Tin Mừng

 Khi ấy, bà mẹ của các con ông Dê-bê-đê đến gặp Đức Giê-su, có các con bà đi theo ; bà bái lạy và kêu xin Người một điều.  Người hỏi bà : “Bà muốn gì ?” Bà thưa : “Xin Thầy truyền cho hai con tôi đây được ngồi, một người bên hữu, một người bên tả Thầy trong Nước Thầy.” Đức Giê-su bảo : “Các người không biết các người xin gì ! Các người có uống nổi chén Thầy sắp uống không ?” Họ đáp : “Thưa uống nổi.”  Đức Giê-su bảo : “Chén của Thầy, các người sẽ uống ; còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Cha Thầy đã chuẩn bị cho ai, thì kẻ ấy mới được.”

Nghe vậy, mười môn đệ kia tức tối với hai anh em đó.  Nhưng Đức Giê-su gọi các ông lại và nói : “Anh em biết : thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân.  Giữa anh em thì không được như vậy : Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em.  Và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em.  Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người.”

Suy Niệm

Thánh Mat-thêu thuật lại cho chúng ta thấy khung cảnh Chúa Giê-su đang nói chuyện với đám đông, thì có mẹ và anh em của Người đến và muốn gặp Người. Có người vào gọi Người. Nhưng Người bảo ngưới đó “ ai là mẹ tôi? ai là anh em tôi?” (Mt 12,48). Câu nói của Chúa khiến đám đông lúc ấy rất ngạc nhiên. Chúa nói tiếp “ vì phàm ai thi hành ý muốn của Chúa Cha tôi, Đấng ngự trên trời, người ấy là anh chị em tôi, là mẹ tôi.” (Mt 12, 50). Vậy, để trở thành người thân của Chúa,  chúng ta được Chúa mời gọi: “ Yêu thương mọi người.”

Vậy, tình yêu thương là gì?
Tình yêu thương là một trong những cảm xúc không thể thiếu của con người, con vật. Nó thể hiện nên cảm xúc, tình cảm, vẻ đẹp tâm hồn để từ đó con người có thể hiểu được nhau, thông cảm cho nhau và có sự gắn bó liên kết với nhau hơn.

Tình yêu thương có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng hành động hoặc bằng bất cứ cử chỉ được xuất phát từ chính tấm lòng lương thiện của mỗi con người. Có thể nói sự yêu thương xuất phát từ tình thương, từ chữ Tâm trong mỗi con người, chứa đựng cả tình yêu và tình thương. Chúng ta bắt gặp những hành động yêu thương âm thầm của thánh Giuse. Hành động của Ngài nói lên tình yêu của Ngài dành cho Mẹ và Chúa Hài Đồng rất lớn lao. Tấm gương gần chúng ta nhất là Đức Thánh Cha Phan-xi-cô. Mặc dù, ngài tuổi cao sức yếu nhưng ngài vẫn cố gắng đi tông du thăm các nước nghèo, đặc biệt những nước có nguy cơ chiến. Ngài muốn là cánh tay nói dài của Chúa, đem hy vọng, bình an và niềm vui đến cho mọi người ngài gặp gỡ.

Biểu hiện của tình yêu thương: Tình yêu thương gia đình và tình yêu thương mọi người. Tôi xin dừng lại với tình yêu thương mọi người. Trong giới hạn của yêu thương thì tình yêu thương giữa mọi người với nhau là không thể thiếu. Có thể chỉ đơn giản là những hành động giúp đỡ những người già yếu đi qua đường, nâng đỡ những em bé bị bỏ rơi, tạo điều kiện cho những hoàn cảnh khó khăn có công ăn việc làm…Đó là sự yêu thương, là sự đùm bọc trong cộng đồng. Cho dù không cùng máu mủ, ruột rà nhưng lại có tấm lòng lương thiện, biết sẻ chia. Đời sống của mẹ Têrêsa Calcutta là mẫu gương sống yêu thương cho chúng ta. Mẹ yêu thương hết mọi người đặc biệt là người nghèo, người vô gia cư, người bị bỏ rơi. Tình yêu của Mẹ đã cảm hóa được nhiều người trở về với Chúa.

Sự cảm thông với những số phận đau khổ và bất hạnh hay sự quan tâm chia sẻ về vật chất, tinh thần đều là những hành động đẹp, biểu hiện của sự yêu thương. Ngoài ra sự yêu thương còn nằm ở việc dám đứng lên chống lại cái xấu, bảo vệ chính nghĩa. Tình yêu của Chúa Giêsu dành cho nhân loại vô cùng cao cả, Ngài chấp nhận chịu chết để cứu chuộc chúng ta, tình yêu của Ngài vượt trên mọi tình yêu.“ Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” ( Ga 15,13).

Tại sao chúng ta phải yêu thương nhau? Thưa vì mỗi người chúng ta là hình ảnh của Thiên Chúa. Chúng ta nghe lời Chúa phán trong sách Sáng Thế: Chúng ta hãy làm con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta, để con người làm chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới đất” (St 1, 26). Điều nữa, không ai trong chúng ta là hoàn hảo, mỗi người có khả năng khác nhau. Chúng ta cần phải yêu thương, giúp đỡ, hỗ trợ nhau. Vì cuộc sống này có muôn vàn khó khăn tự sức chúng ta không vượt qua được. Cuối cùng, chúng ta phải yêu thương nhau vì chỉ có tình yêu mới giúp mọi người tin có Chúa và đi theo Chúa. Chúng ta thấy gương sống của các vị thánh như thánh Phanxicô, thánh Martin, thánh Gioan Bosco,…Cả cuộc đời các ngài là bài tình ca yêu thương và yêu thương. Vì vậy chúng ta cần phải yêu thương nhau vì Chúa hiện diện trong mỗi chúng ta và tình yêu thương mang lại những giá trị vô cùng lớn lao, không thể cân đo đong đếm, nó giúp thêm nghị lực vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Khi chúng ta sống tình yêu thương mọi người là chúng ta giới thiệu Chúa cho mọi người.

Như chúng ta đã biết Nga và Ukraina đã chiến tranh hơn 2 năm. Nhiều quốc gia phản đối cuộc chiến tranh này, họ cho đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa. Tại sao có cuộc chiến tranh này? Chỉ có một câu trả lời họ không yêu thương, cảm thông cho nhau, ai cũng cho mình là đúng. Quả thật, một quốc gia hòa bình, bình an và phát triển thật sự, khi mọi người dân trong quốc gia đó biết sống yêu thương giúp đỡ lẫn nhau.

Với vai trò là tu sĩ của Chúa tôi nghĩ mình càng phải sống tình yêu thương mọi người nhiều hơn. Vì tôi được Chúa mời gọi đem Chúa đến cho mọi người. Chỉ có cách sống yêu thương chân thành mới giúp mọi người tin thật có Chúa và họ đi theo Chúa.

Lạy Chúa! Lời Chúa gọi mời chúng con nếu chúng con muốn trở nên người thân của Chúa thì hãy sống tình yêu thương mọi người. Lạy Chúa! Làm sao chúng con có thể yêu thương người gây tổn thương đến chúng con, thật khó cho chúng con. Xin Chúa giúp chúng con nhìn ra Chúa muốn dạy chúng con điều gì? Qua biến cố đó. Chúng con biết nếu chúng con còn sống trong thù ghét nhau thì chúng con trở thành bức tường chắn làm cho mọi người không nhận biết Chúa, chúng con sẽ sống cô đơn, không bình an, hạnh phúc và chúng con mãi mãi là người xa lạ với Chúa. Lạy Chúa! Xin giúp chúng con. Amen.

Nt. Maria Kim Quyên, SLE

Bài viết liên quan

Back to top button