Gặp gỡ Đức Phanxicô, người theo chủ nghĩa truyền thống bằng ánh sáng của chính mình
Người theo chủ nghĩa truyền thống bằng ánh sáng của chính mình
by Phanxicovn
cruxnow.com, John L. Allen Jr, 2022-03-20
Đức Phanxicô gặp các thành viên của trường “La Zolta” tại Đền thờ Thánh Phêrô trước buổi tiếp kiến chung hàng tuần ngày thứ tư 16 tháng 3-2022. (Nguồn: AP Photo / Gregorio Borgia.)
Cách đây năm năm, Đức Phanxicô đến Đền thánh Đức Mẹ Fatima nổi tiếng ở Bồ Đào Nha để phong thánh cho hai trong Đức Phanxicoba em đã thấy Đức Mẹ hiện ra đúng một thế kỷ trước: ngày 13 tháng 5 năm 1917.
Vào thời điểm đó, Đức Phanxicô nói rõ ngài xem trọng lời tiên tri của Đức Mẹ Fatima. Ngài nói: “Đức Mẹ đã báo trước và cảnh báo chúng ta về lối sống vô thần và đã xúc phạm đến Chúa nơi các tạo vật của Ngài. Một cuộc sống như vậy – thường xuyên được đề xuất và áp đặt – có nguy cơ dẫn đến địa ngục.”
Giờ đây, năm năm sau, ngài sẽ thánh hiến nước Nga và Ukraine cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Đức Mẹ và xin tất cả giám mục trên thế giới cùng tham gia với ngài vào ngày lễ Truyền Tin 25 tháng 3, theo lời xin của Đức Mẹ Fatima tuyên bố năm 1929.
Một cách chính thức, Vatican xác định việc thánh hiến thế giới cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Đức Mẹ đã được Đức Gioan-Phaolô II làm năm 1984 theo lời yêu cầu của Fatima, được sơ Lúcia dos Santos xác nhận, sơ qua đời năm 2005, là người cuối cùng trong ba em thấy Đức Mẹ hiện ra. Nhưng các chỉ trích phản đối, cho rằng nước Nga không được đề cập cụ thể, và tất cả các giám mục trên thế giới cũng đã không tham gia thánh hiến – chính xác, có vẻ như lần này Đức Phanxicô muốn thử nghiệm chuyện này.
Dù ý nghĩa địa chính trị hoặc thần học của việc này như thế nào thì lễ thánh hiến ngày 25 tháng 3 là lời nhắc nhở rằng bất chấp ngài có những cách thực hiện là bất-thể thức, hay ngài là người làm xáo trộn, người làm cách mạng, thì vẫn có những cảm nhận rằng Đức Phanxicô cũng cực kỳ truyền thống, có lẽ còn hơn cả hai vị tiền nhiệm gần đây của ngài.
Chắc chắn, chủ nghĩa truyền thống công giáo thông thường mà tất cả chúng ta đều quen thuộc, với lòng sùng kính thánh lễ theo nghi thức la-tinh cũ, với phong cách phụng vụ đầy mùi hương và tiếng chuông, sở thích trang phục hoa mỹ, cùng với cách tiếp cận giáo lý cực kỳ bảo thủ, không hợp cho giáo hoàng Mỹ La-tinh lần đầu tiên trong lịch sử. Nhưng nếu có nhiều cách để lột da mèo, thì cũng có nhiều cách để là người theo chủ nghĩa truyền thống.
Chẳng hạn, cách tiếp cận đời sống tu trì của Đức Phanxicô mang tính truyền thống cao và phong cách điều hành của ngài thực sự có thể được hiểu theo cách các bề trên Dòng Tên đã làm từ xưa. Nghĩa là cấp trên luôn có một nhóm cố vấn, ngoài nhóm đó, họ cũng sẽ tham khảo ý kiến bất cứ ai họ muốn trước khi đưa ra quyết định. Nhưng quyết định đó là do họ đưa ra và chỉ một mình họ – và khi đã đưa ra quyết định thì họ mong chờ quyết định này được tuân theo.
Dù sao thì ngài cũng là người theo chủ nghĩa truyền thống, theo thuật ngữ Mỹ la-tinh khi nói đến phong cách mục vụ. Ngài không quan tâm nhiều đến thần học hay giáo luật, xem chúng chủ yếu là cần thiết nhưng có tầm quan trọng thứ yếu, ngài thích xắn tay áo, dự vào cuộc sống của người dân bình thường, cố gắng hết sức có thể để là bạn và tiếng nói của họ, tin tưởng theo thời gian, những xác tín kitô thấm nhuần trong các cố gắng này sẽ thành xác tín riêng của họ.
Về mặt giáo điều, đôi khi ngài có một khía cạnh truyền thống đáng ngạc nhiên, đặc biệt là khi ngài nói về địa ngục. (Trong một tranh cãi ngắn năm 2018, nhà báo Ý ngoài chín mươi tuyên bố, Đức Phanxicô nói với ông địa ngục không tồn tại, Vatican nhanh chóng phủ nhận và Đức Phanxicô cũng không công nhận).
Dưới đây là đoạn trích dẫn điển hình của Đức Phanxicô, được trích từ một trong các thánh lễ hàng ngày của ngài trong đợt cách ly Covid đầu tiên.
Ngài nói: “Thế hệ này, giống như nhiều thế hệ khác, đã được dạy rằng ma quỷ là một huyền thoại, là biểu tượng, là ý tưởng, ý tưởng về cái ác. Nhưng ma quỷ tồn tại, và chúng ta phải chiến đấu chống lại nó.”
Không có nơi nào chúng ta dễ thấy “chủ nghĩa truyền thống ẩn giấu” của ngài cho bằng cách ngài đến với Đức Trinh Nữ Maria.
Thật khó để hiểu những người kính mến Đức Mẹ Fatima lại có thể phản đối việc thánh hiến thế giới cho Đức Mẹ, ngoại trừ việc ngài bao gồm cả nước Nga và Ukraine – một quyết định rõ ràng do nhu cầu phi chính trị, chấp nhận cả hai bên trong cuộc xung đột hiện nay. Tuy nhiên, người ta có thể tin rằng người Nga, đặc biệt là các giáo sĩ chính thống Nga sẽ không bỏ lỡ ý nghĩa trong việc Đức Phanxicô khơi dậy việc chống Nga mãnh liệt nhất và cứng rắn nhất trong thời Chiến Tranh Lạnh ngay giữa thời điểm xảy ra cuộc chiến tranh gây bão lửa cả trái đất của Vladimir Putin ở Ukraine.
Chúng ta đều biết ngài bắt đầu và kết thúc chuyến tông du của mình bằng việc đến đền thờ Đức Bà Cả trước tượng Đức Mẹ Bảo vệ Người dân Rôma để dâng và tạ ơn trước và sau mỗi chuyến đi. Vào ngày 11 tháng 3 năm, Đức Phanxicô đã phó dâng toàn thế giới cho Đức Mẹ trong thời đại dịch, ngài có lời cầu nguyện đặc biệt theo truyền thống của ngài “cầu xin sức khỏe cho người bệnh”. Đức Mẹ Lujan ở Argentina, Đức Mẹ Mân Côi ở Guatemala, Đức Mẹ Guadalupe ở Mexico, Đức Mẹ Coromoto ở Venezuela và nhiều nơi khác, tất cả đều ở trong vòng luân lưu cầu nguyện riêng thường xuyên của ngài.
Đức Phanxicô nói về Mễ Du trong chuyến đi năm 2020 của ngài đến một địa danh Đức Mẹ nổi tiếng khác: “Hình mẫu tuyệt vời của một Giáo hội với trái tim trẻ trung, sẵn sàng dễ bảo, tươi trẻ bước theo Chúa Kitô luôn là hình ảnh của Đức Trinh Nữ Maria.”
Đúng, không có gì trong các chuyện này để nói Đức Phanxicô là hội viên của Hiệp hội Thánh lễ la-tinh hoặc ngài dành thì giờ để đến các cửa tiệm tìm mua cho mình những thứ mới nhất của mũ chỏm nhung đỏ giáo hoàng (dù khi lớn tuổi, trong những tháng mùa đông lạnh giá, đội chiếc mũ đỏ này cũng ấm, nhưng đó không phải là cách ngài làm.)
Đến nay, “chủ nghĩa truyền thống” và “người theo chủ nghĩa truyền thống” – traddie – trong công giáo bị xem là nhãn hiệu của một nhóm có xác tín về giáo điều và phụng vụ nhất định, những người được mô tả theo thuật ngữ này nói chung không phải là fan của Đức Phanxicô.
Tuy nhiên, “truyền thống”, theo nghĩa công giáo, vẫn là một điều rất huy hoàng – và, ít nhất bằng ánh sáng của chính mình, hóa ra Đức Phanxicô là người có truyền thống đáng kể.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch