Tin tứcGiáo Hội hoàn vũ

Bà Danièle Hervieu-Léger: “Đạo công giáo ở Pháp đang phân mảnh”

by Phanxicovn

Tổng giám mục Éric de Moulins-Beaufort, chủ tịch Hội đồng Giám mục Pháp tại Lộ Đức: Công giáo Pháp đang rúng động trước những tiết lộ về các vụ lạm dụng | © KEYSTONE / MAXPPP / Manuel Blondeau

cath.ch, Bernard Litzler, 2022-10-25

Trong quyển sách “Hướng tới một vụ nổ bung? Các trao đổi về hiện tại và tương lai của đạo công giáo” (Vers l’implosion? Entretiens sur le présent et l’avenir du catholicisme. nxb. Le Seuil) bà Danière Hervieu-Léger, nhà xã hội học về tôn giáo nghiên cứu đạo công giáo Pháp dưới khía cạnh đại dịch và khủng hoảng lạm dụng tình dục đã làm rúng động Giáo hội.

Tên cuốn sách Hướng tới một vụ nổ bung? của bà có ý khiêu khích phải không?

 Danièle Hervieu-Léger: Nhà xuất bản ủng hộ dấu chấm hỏi trong tiêu đề. Còn tôi, tôi sẽ bỏ qua. Tiêu đề đưa ra một quá trình có thể quan sát được, cụ thể là sự tan rã nội bộ của tổ chức. Các nhà xã hội học từ lâu đã nghiên cứu về cuộc khủng hoảng của thể chế la-mã, nêu bật sự xói mòn sự hiện diện đạo công giáo trong xã hội do các phát triển chính trị, xã hội và văn hóa gây ra.

Từ nổ bung nói lên sự sụp đổ đến từ bên trong, từ cấu trúc và hoạt động của thể chế, ngày càng không thể đáp ứng với những phát triển này. Tóm lại, tôi muốn nói Giáo hội vì hệ thống la-mã, một hệ thống giáo sĩ tổng thể được Công đồng Trent đặt ra để tự bảo khỏi mối đe dọa của ly giáo, được củng cố vào thế kỷ 19 để chống lại sự tiến bộ của tính hiện đại chính trị. Loại hệ thống bê tông cốt sắt này được dùng như biện pháp phòng thủ và khắc phục các mối đe dọa từ bên ngoài. Ngày nay, nó đã trở thành thuốc độc cho chính nó.

Có phải cách tiếp cận đồng nghị do Đức Phanxicô đưa ra gần đây là một cách để chống lại sự nổ bung này không?

Đó là một nỗ lực mà chúng ta không thể đo lường được tác động của nó vào lúc này. Nhưng rõ ràng đó là một cách mở nắp nồi để xả hơi.

Bà Danièle Hervieu-Léger đã phân tích thực tế tôn giáo trong nhiều năm | © DR

Cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục và đại dịch đã làm cho chúng ta có thể đo lường được mức độ mất ảnh hưởng của đạo công giáo. Điều này cho thấy việc bãi bỏ quy định thể chế của đạo đức, những tác động mà bà đã đo lường được, đã được xác nhận…

Trong hai năm qua, đã có sự kết hợp của hai bối cảnh khủng hoảng. Đầu tiên là lạm dụng tình dục, mức độ và tính chất hệ thống của hành vi này được phát hiện. Thứ hai là đại dịch, đã ngưng cách hoạt động xã hội bình thường của đạo công giáo, đó là đời sống giáo xứ.

“Tiến trình thượng hội đồng thời là cách mở nắp xú-báp để xả hơi.”

Bối cảnh kép đặc biệt này không tạo ra khủng hoảng mà các yếu tố đã hiện diện ở thượng nguồn, nhưng nó thúc đẩy cách hung bạo sự thức tỉnh ý thức tập thể về sự trầm trọng của nó.

Tuy nhiên, có một “sức sống công giáo từ bên dưới” như bà đã trình bày. Nó biểu hiện như thế nào?

Khi nhìn vào Giáo hội Pháp qua các hoạt động của nó, chúng ta đo lường được sự sụp đổ không thể khắc phục. Chỉ còn một số nhỏ (2%) những người đi lễ mà đời sống văn hóa trong giáo xứ, dưới sự kiểm soát của các linh mục, là cách tiêu biểu cho thấy họ thuộc về công giáo. Chúng ta không được ngăn chận ghi nhận về sự sụt giảm con số người giữ đạo, quy nhanh chóng rằng sức sống công giáo xen kẽ được thể hiện từ bên dưới qua các con đường không chính thức hơn.

Nhưng cũng cần lưu ý mối liên hệ đúp của khủng hoảng mà tôi đề cập đã làm thuận lợi cho các cách diễn tả mới, chẳng hạn trong các tranh luận giữa giữa người công giáo xung quanh địa vị của linh mục, sau báo cáo về các vụ lạm dụng tình dục của ủy ban Ciase. Và chúng ta thấy, đại dịch đã làm nổi bật các trải nghiệm cộng đồng chưa từng có, được giáo dân khởi xướng trên cơ sở tương hợp để cầu nguyện, đọc Kinh Thánh dù có hay không có sự hiện diện của linh mục.

“Công giáo Pháp không hấp hối như những con số giữ đạo cho thấy.”

Sự gia tăng của các lô-gích tương hợp này góp phần làm mạnh thêm bối cảnh tan vỡ của đạo công giáo Pháp, vốn đã rã ra từng bộ phận, từng mảnh. Trong khi các trào lưu theo chủ nghĩa truyền thống đang làm mọi cách để chôn vùi công việc kiểm kê của Ủy ban Sauvé, thì các nghiên cứu đang được triển khai theo nhiều hướng khác nhau, để suy nghĩ về sự đột biến cần thiết của chức tư tế. Căng thẳng và xung đột là không thể giải quyết được.

Theo bà, Giáo hội công giáo đang sống trong bối cảnh tản ra của thế giới hiện nay. Và bà thảo luận ý tưởng về một “nhà bảo tồn” công giáo.

Đồng nghiệp Yann Raison du Cleuziou của tôi cho rằng tinh hoa của nhà bảo tồn – những người giữ đạo – là nhóm duy nhất mà tổ chức này có thể dựa vào ngày nay vì nhóm có những điều mà những người công giáo khác không có khả năng làm được, cụ thể là trao truyền đức tin công giáo giữa các thế hệ.

Nhưng nền tảng của nhà bảo tồn này, đô thị và trưởng giả, là rất nhỏ. Hơn nữa, phải xem xét kỹ chính nhà bảo tồn này, phân biệt giữa một bên là tín hữu bảo thủ theo phong tục, họ là những người theo lô-gích giữa nhóm mình với nhau, và một bên là những người xem việc thuộc về tôn giáo của họ như dấu hiệu của phân biệt xã hội, ưu tiên là thúc đẩy một đạo công giáo công khai trong một xã hội mà đạo hồi hiện diện đa số.

Nếu đạo công giáo Pháp muốn vượt qua khủng hoảng bằng cách chỉ dựa vào cơ sở bảo tồn này, thì có rất ít cơ hội đạt được mục tiêu.

Theo bà Danièle Hervieu-Léger, cầu nguyện ở cộng đoàn Taizé là  đặc nét của linh đạo đương đại, cá nhân, di động và chọn lựa. | © Gregory Roth

Theo bà, các nhà xã hội học phải điều chỉnh những điều hiển nhiên của họ khi đối diện với bối cảnh tôn giáo hiện nay. Các khía cạnh của sự điều chỉnh này là gì?

Chúng tôi thấy có sự nổi trội các công việc của các nhà xã hội học trẻ, những người quan sát đạo công giáo nhiều hơn từ bên dưới, tập trung vào các sáng kiến của các nhóm, các mạng hay các nhóm kết nối thân hữu. Họ có xu hướng xem trọng cách diễn tả công giáo này hơn thế hệ của chúng tôi, vốn tập trung nhiều vào thể chế và mối quan hệ của nó với xã hội.

Nhưng sự điều chỉnh này phải được thực hiện một cách thận trọng, để không đánh giá quá cao một sức sống công giáo tiềm ẩn đã bị bỏ qua. Công giáo Pháp không hấp hối nặng như các con số giữ đạo cho thấy, nhưng không thể nói những xu hướng này mô tả được một cái gì cho tương lai.

“Công giáo vẫn giữ được một neo đủ trong văn hóa, dù có sự tăng trưởng nhanh của tiến trình thế tục hóa.”

Bà viết, lòng mộ đạo đương đại là cá nhân, di động, chọn lựa. Làm thế nào để hình thức tôn giáo mới này có thể cùng chung sống với nền tảng tôn giáo ở Pháp?

Các cách giữ đạo hiện nay ngày càng có ít khả năng phù hợp với hệ thống giáo sĩ cấp bậc và trong hình thức giáo xứ theo khuôn khổ vùng miền. Có một chênh lệch hoàn toàn giữa hệ thống thể chế của hệ thống la-mã và các hình thức tôn giáo đương thời. Nhưng nếu không có mối liên hệ với thể chế, các hình thức bấp bênh lỏng lẻo của tổ chức xã hội thân hữu có thể dễ dàng tan biến.

Công giáo cũng tự xem mình là một mô hình phản văn hóa. Làm thế nào đạo công giáo có thể thích nghi với các chuẩn mực xã hội mới?

Công giáo vẫn giữ chỗ đứng đủ trong văn hóa để có ảnh hưởng trên xã hội, dù tiến trình thế tục hóa tăng nhanh. Nhưng tiến trình trục xuất đạo công giáo ra khỏi văn hóa đương đại thì còn tăng nhanh hơn chúng ta nghĩ.

Xã hội cố gắng thúc đẩy một nhóm các giá trị thay thế cho các giá trị nổi trội và điều này không có gì đáng ngạc nhiên. Nhưng nếu không ai hiểu hoặc nghe ngôn ngữ, thông điệp của đạo là hoài công. Không ai là tiên tri trong đất nước của mình, nhưng không phải chỉ nghe được là đủ để thành tiên tri!

Một Giáo hội đang đột biến

“Các trao đổi về hiện tại và tương lai của đạo công giáo”: phụ đề của quyển sách Hướng tới một vụ nổ bung? Của bà Danièle Hervieu-Léger xác nhận các nhận xét của bà. Là nhà xã hội học am tường, khi trao đổi với ông Jean-Louis Schlegel, đồng nghiệp của bà, bà đã vẽ lên bức tranh toàn cảnh không khoan nhượng của đạo công giáo ở Pháp.

Cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục, một ghi nhận khủng khiếp về những lệch lạc của hệ thống đã xác nhận sự rạn nứt giữa Giáo hội công giáo và xã hội. Tuy nhiên, không phải mọi thứ đều tiêu cực theo tỷ lệ được-mất: sức sống của một số tổ chức, của các trung tâm thiêng liêng và các phong trào vẽ nên một khuôn mặt mới của Giáo hội. Quyển sách của hai nhà xã hội học làm chứng cho sự đa dạng này, một hứa hẹn cho tương lai.

Marta An Nguyễn dịch

Bài viết liên quan

Back to top button