Tin tứcGiáo Hội hoàn vũ

Đức Phanxicô kêu gọi hồi giáo xét mình

by phanxicovn

Tại Bahrain, Đức Phanxicô xin người hồi giáo làm nhiều hơn nói.

lefigaro.fr, Jean-Marie Guénois, 2022-11-05

Chiếc Fiat 500 nhỏ màu trắng của Đức Phanxicô tiến vào dinh hoàng gia rộng lớn được các kỵ sĩ làm hàng rào danh dự đón chào. Trên bầu trời là hai lá cờ khổng lồ của Bahrain và Vatican phất phới tung bay trên hai chiếc trực thăng HH-60 Pave Hawk của Mỹ. Ngài nói: “Tôi đến với anh chị em để cùng nhau chúng ta bước đi theo tinh thần của Thánh Phanxicô Assisi.” Ngài trích lời thánh Phanxicô: “Sự bình an mà anh chị em loan báo bằng miệng thì anh chị em phải có bình an này dồi dào trong trái tim.”

Đó là thông điệp trọng tâm của người đứng đầu Giáo hội công giáo trong ngày thứ sáu, ngày dành cho đối thoại với hồi giáo, thay vào các bài diễn văn, ngài mong đợi sự nhất quán trong các hành động cụ thể. Mục tiêu: phương Đông và phương Tây không giống như hai vùng biển đối diện, nhưng chúng ta cùng chèo trên một vùng biển, chúng ta gặp gỡ thay vì đối đầu. Tất cả được nói trong một tinh thần thẳng thắn và rõ ràng – đã được thấy vào tối thứ năm khi ngài nói về nhân quyền – ngài ít dùng điểm này để nói với người hồi giáo: “Nói một tôn giáo là hòa bình thì chưa đủ, phải lên án và nêu ra việc dùng bạo lực nhân danh tôn giáo. Nói cần xa chủ nghĩa cực đoan và bất khoan dung là chưa đủ, chúng ta phải hành động theo hướng ngược lại,” Đức Phanxicô lên tiếng trong lễ bế mạc Diễn đàn Bahrain về đối thoại Đông-Tây và vì sự chung sống của con người.

Nhưng Đức Phanxicô, môn đệ của Thánh Phanxicô Assisi cũng dang tay ra với hồi giáo: “Chúng ta gắn kết mối dây liên kết bền chặt hơn giữa chúng ta (…) không hai mặt và không sợ hãi, nhân danh Đấng Tạo hóa đã đặt chúng ta trong thế giới này như những người bảo vệ.” Ngài nhấn mạnh thách thức: “Làm thế nào tín hữu của các tôn giáo và văn hóa khác nhau tiếp nhận và tôn trọng nhau mà chúng ta vẫn là người xa lạ nhau?” Chắc chắn vì sự đòi hỏi cho một liên kết chặt chẽ và hành động cụ thể này do nỗi thống khổ của thời đại áp đặt mà Đức Phanxicô đã tóm tắt trong lời kêu gọi gây sốc: “Chúng ta có cảm tưởng như đang chứng kiến một vở kịch ấu trĩ. Trong khu vườn nhân loại, thay vì chăm sóc toàn diện, chúng ta chơi với lửa, với tên lửa và bom, với vũ khí gây ra nước mắt và chết chóc, phủ tro bụi và hận thù trên ngôi nhà chung, liều mình cuốn mọi người theo.”

Để làm cho ngôi vườn nhân loại này thịnh vượng, Đức Phanxicô xin Bahrain và thế giới hồi giáo cắt tỉa khu vườn riêng của họ, theo nghĩa bóng trên một số điểm cụ thể. “Giáo hoàng của Vatican” như vua Al Khalifa gọi ngài, thậm chí còn đi xa đến mức ngài đưa ra một lộ trình cho hồi giáo vì “các nhà lãnh đạo tôn giáo không thể không dấn thân và không làm gương tốt”.

“Ba trường hợp khẩn cấp về giáo dục”

Những người tu hành này không thể bỏ qua một “tiền đề tất yếu, tự do tôn giáo” vì “bất kỳ một ràng buộc nào đều không xứng đáng với Đấng Toàn năng”. Như khi ngài vừa đến Bahrain, Đức Phanxicô đã nhấn mạnh: “Việc cấp giấy phép và công nhận quyền tự do thờ phượng thôi là chưa đủ, chúng ta phải đạt được tự do tôn giáo thực sự. Phải tự hỏi xem đó là điều bắt buộc từ bên ngoài hay giải phóng từ bên trong và nó có giúp con người đẩy lùi sự cứng nhắc, khép kín và bạo lực không.”

Sau đó ngài đưa ra ba cấp bách về giáo dục. Những điều này không thể hiện rõ ở đa số các quốc gia hồi giáo. Nó không tự nhiên mà có ở đa số các nước hồi giáo. Trước hết là vấn đề phụ nữ. Đức Phanxicô mong chờ phụ nữ được công nhận trong các lĩnh vực công cộng, giáo dục, trong công việc, ở các địa vị chính trị và xã hội. Kế đến là quyền cơ bản của trẻ em, các em phải được dạy dỗ, hỗ trợ, đồng hành, không sống trong đói khát, trong dày vò vì bạo lực. Cuối cùng là “quyền quốc tịch”. Đó là vấn đề gay go. Gần như không có quốc gia hồi giáo nào công nhận người tín hữu kitô có đầy đủ quyền công dân dân sự và chính trị. Trong hàng chục năm, ngoại giao Tòa Thánh liên tục yêu cầu nhưng không được đáp ứng.

Đức Phanxicô trích dẫn rộng rãi “tài liệu về tình huynh đệ nhân loại” như một cam kết phải tuân giữ, ngài đã ký tài liệu này ngày 4 tháng 2 năm 2019, tại Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất với thượng giáo sĩ Ahmed el-Tayeb của Học viện Hồi giáo Al-Azhar Cairo, ngài nhắc lại tầm quan trọng của khái niệm quyền công dân dựa trên sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Và sự cần thiết phải “cam kết” để chúng ta có thể “thiết lập, trong xã hội một khái niệm về quyền công dân đầy đủ và từ bỏ việc dùng thuật ngữ phân biệt đối xử “thiểu số” vốn mang trong chính nó mầm mống của cảm giác bị cô lập và thấp kém. Không “tước đoạt các quyền tôn giáo và dân sự của một số công dân nào đó, bằng cách phân biệt đối xử với họ”.

Làm thế nào để những lời này được tiếp nhận?

Nghịch lý thay, mong muốn xích lại gần người hồi giáo này của giáo hoàng lại như thúc đẩy người này người kia gần nhau hơn. Dù sao đây là lời kêu gọi khác của ngày hôm nay, được bạn của giáo hoàng là thượng giáo sĩ El-Tayeb của Học viện Hồi giáo Al-Azhar, người chính yếu, cùng với Đức Phanxicô trong các sáng kiến này, thượng giáo sĩ đã kêu gọi rộng rãi trong nội bộ: “Tôi kêu gọi các nhà thần học hồi giáo trên toàn thế giới (…) nhanh chóng tổ chức một cuộc đối thoại nội bộ nghiêm túc, để thiết lập sự thống nhất, tái lập và hiểu biết nhau. Tôi gởi lời mời này đến anh em phái chiit… chúng ta cùng ngồi với nhau trên một bàn.”

Ở Bahrain, quan hệ giữa người sunni cầm quyền và đa số người dân chiit, chiếm hai phần ba dân số Bahrain, là một quan hệ xung đột.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài viết liên quan

Back to top button