Tin tứcGiáo Hội hoàn vũ

Hồng y Marx cảnh báo không nên nói quá nhiều về Chúa

by Phanxicovn

Trong một bài báo trên trang Herder Korrespondenz Spezial, Hồng y Marx cảnh báo không nên nói “quá nhiều” về Chúa. Ngài nói: “Tôi nghĩ trong quá khứ, có lẽ đôi khi chúng ta đã nói một cách quá tự nhiên về Thiên Chúa, về bản chất của Ngài, về ý định, về ý chí của Ngài và do đó chúng ta đã che khuất sự thật rằng Thiên Chúa vẫn là một ‘bí ẩn tuyệt đối’ và bất cứ một tuyên bố nào về Ngài chỉ có thể là tương tự.”

Trong bài báo, hồng y tổng giám mục Reinhard Marx giáo phận Munich và Freising viết: “Có lẽ đó là lý do tại sao cuộc khủng hoảng của Giáo hội cũng là cuộc khủng hoảng của một thể chế đã và vẫn còn tuyên bố mình biết khá lâu về Thiên Chúa và có thể truyền ý Ngài một cách có thẩm quyền cho tất cả mọi người. Dĩ nhiên nhiều người sẽ nói: nhưng đó là quá khứ! Thực sự có đúng như vậy không?”

Theo hồng y, một số “khái niệm truyền giáo” dường như vẫn thể hiện “như thể một mặt nào đó đại diện cho người đưa ra chân lý và mặt khác là người nhận mà họ chờ được chấp thuận”.

Trên thực tế, truyền giáo là “một hành trình thông thường theo bước chân của người Nadarét nhắc lại sự hiện diện của Thiên Chúa giữa chúng ta và cùng đi tìm chân lý vĩ đại trên tất cả mà chúng ta luôn gọi là Thiên Chúa. Vì đây không chỉ đơn thuần là câu hỏi về tương lai Giáo hội. Đó là tương lai của lời nói về Chúa và câu hỏi để biết, liệu lời này thực sự có thể có ý nghĩa gì đối với cuộc sống của con người không”.

Hồng y Marx xác tín: “Chỉ bằng cách vượt ra ngoài diễn ngôn quá hời hợt, quá hiển nhiên và quá chắc về Chúa, đồng thời mở ra một con đường đến với kinh nghiệm về Thiên Chúa của Chúa Giêsu thì trái tim người tín hữu kitô mới được mở ra trần trụi. Rõ ràng Chúa Giêsu không muốn nói một giáo huấn về Thiên Chúa, một học thuyết nhưng Ngài muốn, qua các tấm gương, qua của dụ ngôn của Ngài về Nước Chúa để làm rõ ý nghĩa sự hiện diện Chúa giữa chúng ta, nghĩa là sự liên hệ của trời và đất.”

Cuối cùng, “chúng ta không thể nói về Thiên Chúa mà không nhìn vào con người, cá nhân cũng như toàn thể nhân loại. Một bài diễn văn về Thiên Chúa, trong đó đau khổ và tuyệt vọng, cũng như giao động hiện sinh của con người không bị rơi vào trống rỗng. Một Thiên Chúa được hiểu một cách giản lược như vậy không tồn tại – và tôi không cần một Thiên Chúa như vậy. Không thể nhìn vào Thiên Chúa nếu không nhìn vào con người và nhìn vào vết thương của thế giới.”

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm
Close
Back to top button