Kazakhstan: một lịch sử phong phú của đa tôn giáo
Nhà thờ Hồi giáo Nur-Astana ở Nursultan. Ngày nay, Kazakhstan có 72% dân số theo đạo hồi (71% Sunni và 1% Shia) | Wikimedia / Vyacheslav Bukharov / CC BY-SA 4.0
Từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 9 năm 2022, Đức Phanxicô sẽ đến Nur-Sultan, thủ đô Kazakhstan để tham dự hội nghị thượng đỉnh liên tôn do chính phủ nước chủ nhà tổ chức. Giải thích các lý do lịch sử, chính trị và địa chính trị vì sao vấn đề tôn giáo là cần thiết ở quốc gia Trung Á này.
Kazakhstan là quốc gia còn tương đối mới, ra khỏi Liên Xô và được độc lập năm 1991. Nhưng sự thống nhất địa lý ở vùng mà ngày nay chúng ta gọi là Kazakhstan có nguồn gốc một phần trong việc thiết lập dần dần đạo hồi trong khu vực này và nó thay thế một phần đạo tengra. Cho đến thế kỷ thứ 8, tôn giáo truyền thống shaman vẫn còn hiện diện ở phía đông đất nước, được người dân khắp các vùng đồng bằng của Trung Á giữ tôn giáo này.
Hồi giáo là nguồn gốc ban đầu
Vào giữa thế kỷ thứ 9 và 10, qua việc triều đại ba tư saman sáp nhập miền nam Kazakhstan, lần đầu tiên việc hồi giáo hóa được cho phép. Tuy nhiên, trên hết, nền tảng của Hãn quốc Kazakh do đế chế người Horde Vàng của Mông Cổ – chiếm hữu khu vực này từ thế kỷ 13 – sẽ cưỡng bức người dân phải tin theo Muhammad trên các vùng đồng bằng rộng lớn. Do đó, dân số chủ yếu vẫn là hồi giáo. Từ thế kỷ 16, người dân Duy Ngô Nhĩ, cũng là người hồi giáo, dần dần định cư gần biên giới hiện nay với Trung Quốc.
Hình: Wikipedia
Bị kẹt giữa đế chế Nga và triều đại nhà Thanh tranh giành lãnh thổ, đế chế Mông Cổ sẽ dần suy tàn và cuối cùng sẽ qua đi, còn lại vùng Kazakhstan dưới ảnh hưởng của Nga. Trong thời kỳ thôn tính chậm chạp – kết thúc vào giữa thế kỷ 19 – Nga hoàng Catherine II, chịu ảnh hưởng của thời kỳ Khai sáng truyền bá hình ảnh rất tích cực về hồi giáo, bà quyết định không thúc đẩy việc trở lại của người Kazakhstan, nhưng khuyến khích họ giữ tôn giáo của họ, mà bà xem như đường hướng văn minh cho các bộ lạc du mục sống trong vùng.
Đế chế Nga đến mang theo một nhóm dân số nói tiếng Nga theo chính thống giáo thường thuộc về tầng lớp hành chính. Quá trình thiết lập của họ lâu dài, tạo một bước quan trọng trong việc thành lập một chế độ thần linh “Turkestan” năm 1871 – tên lịch sử được đặt cho tất cả các quốc gia nói tiếng thổ trong vùng. Trong những năm này, Kazakhstan trở thành nhà tù của người Ba Lan từ giữa thế kỷ 19. Họ là những đối thủ chính trị chiến đấu chống lại Nga hoàng đang nắm giữ đất nước và đó là những người công giáo đầu tiên của Kazakhstan.
Trục xuất các dân tộc thiểu số
Đầu thế kỷ 20, cuộc cách mạng Nga dẫn đến cuộc khủng hoảng lớn ở Kazakhstan, trong giai đoạn 1929-1933, một phần ba dân số chết đói. Sau đó Joseph Stalin thành lập một tổ hợp đưa người di dân đến để khai thác các nguồn tài nguyên đất nước. “Người cha nhỏ bé của các dân tộc” quyết định đưa đến đó nhiều dân tộc thiểu số mà đôi khi ông xem là không xứng đáng trong khu vực xuất xứ của họ: đó là trường hợp người Tatar ở Ukraine, người Chechnya (hồi giáo), người Đức ở sông Volga và Biển Đen (công giáo và tin lành), từ năm 1941 ông đã trục xuất họ hàng loạt, cũng như người Baltic, Ba Lan và Ukraine (công giáo và chính thống giáo). Tiếp theo họ sẽ là những người thiểu số khác bị đưa đến các trại lao động của Kazakhstan trong những thập kỷ tiếp theo. Trong những năm này, cũng như ở phần còn lại của Liên Xô, các cộng đồng tôn giáo thường xuyên bị đàn áp.
Nhà thờ chính tòa Thăng thiên của chính thống giáo Nga ở Almaty. Nhà thờ này rất đặc biệt vì xây bằng gỗ, không có một cái đinh nào | © Pixabay
Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, một số người dân trong các dân tộc này rời Kazakhstan, nhưng một số lớn vẫn còn ở lại. Ngày nay, 72% dân số Kazakhstan theo đạo hồi (71% Sunni, 1% Shia). 23% dân số theo đạo kitô giáo (khoảng 20% chính thống, 1,5% công giáo và 1,5% tin lành). Ngoài ra còn có các dân tộc thiểu số do thái, tengra, hinđu và phật giáo.
Duy trì sự thống nhất quốc gia
Năm 2010, nhà nhân khẩu học người Pháp Gérard-François Dumont cho biết, Kazakhstan được đánh dấu qua sự đa dạng về tôn giáo nhưng cũng rất đa dạng về văn hóa và sắc tộc: dân số gốc Kazakhstan (45%) gắn kết với nhau vì lịch sử và vị thế của mình, các dân tộc thiểu số Nga (35%), người Ukraine (5%), người Tartar ( 2%), người Đức (2%), người Duy Ngô Nhĩ (2%), người Ba Lan (1%) cũng như các nhóm dân tộc nhỏ hơn khác.
Từ đó, sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, năm 1995, hiến pháp của Cộng hòa Kazakhstan năm 1995 đã có những bước tiến lớn đảm bảo hài hòa giữa các thành phần khác nhau này, đặc biệt nhấn mạnh vào bản chất thế tục của đất nước từ chương đầu tiên và quyền tự do tôn giáo trong điều 19. Điều 5 nghiêm cấm bất kỳ tổ chức nào kích động “thù địch xã hội, chủng tộc, quốc gia, tôn giáo và bộ tộc” và tất cả các “đảng phái tôn giáo”, điều 20 nghiêm cấm bất kỳ “tuyên truyền hoặc kích động” nào tôn vinh một tôn giáo, sắc tộc hoặc dòng tộc chiếm ưu thế.
Để duy trì sự hòa hợp của đất nước, hiến pháp cũng kiểm soát chặt chẽ “hoạt động của các hiệp hội tôn giáo nước ngoài” trên lãnh thổ Kazakhstan. Những điều này, bao gồm cả “việc bổ nhiệm người đứng đầu các hiệp hội tôn giáo” ở Kazakhstan, phải được thực hiện “với sự phối hợp của các cơ quan nhà nước tương ứng của nước Cộng hòa”.
Tăng cường kiểm soát các giáo phái
Sự đề phòng này được giải thích cụ thể là do sự gần gũi về địa lý của các quốc gia theo chính trị thần quyền như Iran và Afghanistan với hồi giáo, nhưng cũng do sự gần gũi về sắc tộc, tôn giáo và ngôn ngữ của Thổ Nhĩ Kỳ, sống ở các khu vực nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ ở trung tâm của một vùng ảnh hưởng quan trọng. Từ những năm 1990, một luật sĩ (mufti) thân cận với quyền lực lãnh đạo hồi giáo, nên đảm bảo được việc chung sống với các nhóm dân cư khác.
Tính chính thống và ‘tính Nga’ của đất nước là một khía cạnh khác, được đánh dấu qua các di sản của các sa hoàng và thời kỳ Xô Viết. Giáo hội chính thống Kazakhstan liên kết trực tiếp với Giáo hội Matxcova. Họ không có bất kỳ một quyền tự trị thực sự nào. Mối quan hệ của Kazakhstan với Giáo hội công giáo được điều chỉnh bởi hiệp ước được ký kết vào năm 1999. Chuyến đi của Đức Gioan-Phaolô II tháng 9 năm 2001 đã góp phần mang lại cho cộng đồng công giáo được nhiều người biết đến về mặt xã hội. Nhưng tình hình còn phức tạp với một số Giáo hội tin lành nằm ngoài tầm kiểm soát và thuộc về các nhóm thiểu số.
Trên những cơ sở này, chính phủ, vẫn được đánh dấu bằng các cấu trúc của Liên Xô, áp dụng một biện pháp kiểm soát rất quan trọng đối với các tôn giáo trên lãnh thổ, đặc biệt kể từ khi thông qua luật vào năm 2011.
‘Cánh cửa Mở’, một hiệp hội của giáo phái phúc âm chuyên nghiên cứu các vụ bách hại tôn giáo tố cáo tự do tôn giáo đã bị suy giảm, nhưng mức độ bạo lực chống tín hữu “tương đối thấp”, ngoại trừ việc bắt giữ một số ít tín hữu kitô.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch