“Nếu không có Công đồng Vatican II, vụ nổ bung chúng ta chứng kiến ngày nay sẽ diễn ra sớm hơn và còn tệ hơn”
la-croix.com, Jean-Louis Schlegel, triết gia, nhà xã hội học về tôn giáo, 2022-10-11
Nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành lập Công đồng Vatican II, triết gia Jean-Louis Schlegel trở lại với “những lời hứa không được giữ” và một số chỉ trích mà ông phải chịu. Ông bác bỏ giả thuyết về một công đồng có thể làm trầm trọng thêm tình hình Công giáo; theo ông, “không có quá nhiều ở Công đồng Vatican II, nhưng có quá ít”.
Ngày 17 tháng 10 năm 1963, Đức Phaolô VI đã tiếp gần như không theo nghi thức các quan sát viên không công giáo ở Công đồng. Bên phải ngài là hồng y Bea, chủ tịch Ủy ban Hiệp nhất kitô giáo. Theo yêu cầu của ngài và cùng với ngài, mọi người đọc Kinh Lạy Cha theo ngôn ngữ riêng của mình. LUIGI FELICI / AP
Ngày chúa nhật 14 tháng 10 năm 1962, hai ngày sau khi Công đồng Vatican II khai mạc, một bài báo đầy nhiệt huyết của nhà hàn lâm Pháp François Mauriac được đăng trên tờ La Croix, có tựa đề “Gia tốc ơn sủng”. Đối với ông, điều đã khai mạc, trên hết là công đồng “đại kết” lần thứ XXI, công đồng của các Giáo hội kitô giáo bị chia rẽ và “buổi bình minh của sự hòa giải của họ”, khi ông chứng kiến “những người anh em đến Đền thờ Thánh Phêrô với tư cách quan sát viên”. Chắc chắn, không ngạc nhiên khi Mauriac vội nói rõ ông thấy sự hợp nhất này chỉ khi về lại Đền thờ Thánh Phêrô khi nhiều người đã tách ra. Nhưng trước hết chúng ta hãy nhớ, đây là niềm vui của ông khi thấy sự ra đời của một hy vọng lớn lao “đang trên đường thành tựu”.
Những lời hứa không được giữ của công đồng
Sáu mươi năm sau, chúng ta đang ở đâu? Trong khi một thiểu số người công giáo hò hét ngay từ khi công đồng mà họ cho là “tin lành hóa” của Giáo hội – và tiếp tục làm như vậy khi có dịp -, chúng ta buộc phải ghi nhận cuộc họp của “những con chiên của tất cả những người chăn cừu” đã không diễn ra: dù đã có những tiến bộ thần học, sự hòa giải đầy đủ và hoàn chỉnh vẫn chưa được ghi nhận ở “cấp trên”, trong khi ở “cấp dưới” nhiều người công giáo, tin lành, chính thống giáo lặng lẽ thực hành, kể cả trong sự liên đới hiệp thông. Nếu ông Mauriac kêu gọi kiên nhẫn khi đối diện với “sự trì trệ ơn sủng” thì phải nói rằng: nhiều người công giáo, dù đồng ý với công đồng hay không đều có xu hướng nghĩ rằng đó là Giáo hội công giáo, trước hết họ quan tâm đến sự đi trở về của những người trong ràng, chịu trách nhiệm không thể chấp nhận được về việc không hòa giải.
Thêm nữa vì đó không phải là sự “giảm tốc độ” duy nhất hậu công đồng: sự thất bại tương đối của những hy vọng đại kết giống như một ẩn dụ cho những tê liệt khác, những lời hứa tan vỡ khác của Công đồng Vatican II. Không phải là Giáo hội vẫn tồn tại hoặc đã trở thành tiền công đồng: bất kể những sai sót, thiếu sót hoặc mơ hồ mới xuất hiện từ năm 1965, Giáo hội vẫn tồn tại và đồng nhất nhờ tầm quan trọng của Sách Thánh và Lời Chúa, Giáo hội được hiểu là “dân Chúa”; vì mối quan hệ của Giáo hội với các tôn giáo khác, bằng cách làm sâu đậm thêm một lần nữa những liên kết của Giáo hội với do thái giáo và quá khứ của hai đạo; cũng nhờ đối thoại huynh đệ với các kitô hữu khác, tự do tôn giáo được khẳng định, gặp gỡ thân thiện với thế giới hiện đại, và dĩ nhiên là phụng vụ, mặc dù có những hình thức trái ngược hiện nay, mục tiêu trọng tâm vẫn là sự tham gia tích cực và đầy đủ của mọi người.”(Hiến chế về Phụng vụ, § 14).
Những căng thẳng cũ và gần đây nảy sinh trong việc giải thích các chủ đề trung tâm này của Công đồng Vatican II đã không xóa bỏ bước ngoặt: sự rạn nứt lịch sử mà nó thể hiện.
Công đồng Vatican II còn lại gì?
Rượu mới và bình cũ
Vậy cảm giác khó chịu đến từ đâu? Điều gì đã bị thiếu trong việc nhận ra nó? Tôi xin tóm tắt điều này qua cách diễn đạt Phúc âm nổi tiếng: rượu mới của công đồng bị đổ vào các bình cũ. Tính mới lạ của công đồng trong các thể chế lớn và các tự sắc lớn đã không được chuyển thành các cải cách của thể chế và chưa được chuyển thành luật của Giáo hội. Dù ngược lại, ở nhiều lãnh vực, chúng ta đã chứng kiến “sự phục hồi” – từ đáng tiếc hồng y Ratzinger đã nói năm 1984 khi ngài còn là bộ trưởng Bộ Tín Lý.
Có nên ngạc nhiên khi “những phản hồi của thượng hội đồng gần đây (kết quả từ việc tham khảo ý kiến của các tín hữu) gợi lên mạnh mẽ, đôi khi gần như theo lời của Công đồng Vatican II, ở đây có quá nhiều quyền lực, ở đó không có quyền lực, một cách cụ thể là có sự bất bình đẳng giữa những người đã được rửa tội, sự khác biệt quá mức giữa các linh mục (được tái tập trung) và giáo dân, buộc linh mục sống độc thân và bị loại trừ, ngày càng gây sốc, của phụ nữ ở trong bất kỳ chức năng hoặc quyết định tôn giáo nào quan trọng, khi họ đang có mặt khắp nơi để phục vụ Giáo hội? Ở đây không phải là vấn đề về những tuyên bố của thế gian, nhưng là về các tín hữu được đánh dấu bởi một thế giới thế tục, nơi Giáo hội vắng bóng, đau khổ bởi sự biến mất nhanh chóng trên một vùng lãnh thổ rộng lớn, cũng bị tai tiếng bởi các vụ ấu dâm va lạm dụng tình dục của các linh mục, những người sáng lập các cộng đoàn mới. Sự tách biệt của giai cấp giáo sĩ, người nắm giữ độc quyền hành động và lời phụng vụ cũng như quyền lực trong các cộng đồng, đã trở nên không thể chịu đựng được đối với họ.
Sự u minh tăng lên
Chúng ta sẽ trả lời đây chỉ là một tiếng chuông gióng lên. Có tất cả những người không nói lên, và cũng có những người, đặc biệt là người trẻ tuổi, không chia sẻ những đòi hỏi này của những “thây ma công đồng” nhưng họ đòi hỏi một lệnh từ tên cao, thiêng liêng, những thánh lễ “truyền thống”, giờ chầu, những linh mục “tách ra” mà độc thân, sẽ là “một trong những bằng chứng về sự tồn tại của Chúa”! Quan điểm của những người công giáo bảo thủ trẻ tuổi này chắc chắn là thiểu số, ngoại trừ họ tham gia vào một bộ phận đáng kể của các giáo sĩ trẻ và những tín hữu vẫn còn giữ đạo, và sẵn sàng xem mình là tương lai của Giáo hội. Vì thế họ ngầm đặt ra câu hỏi về tương lai của Công đồng Vatican II, về sự thiếu hiểu biết ngày càng tăng về Công đồng và cuối cùng là việc lưu truyền ký ức của Công đồng.
Rõ ràng là sự truyền tải này đã bị la ó, thậm chí hỗn loạn. Một mặt, cái được gọi là “cuộc khủng hoảng hậu công đồng” với sự thái quá nào đó trong việc tranh giành quyền lực và sự ra đi của nhiều linh mục, tu sĩ và nữ tu, đã gây ra một phản ứng “thiêng liêng” mạnh mẽ như phản ứng của Canh tân Đặc sủng và các cộng đoàn mới, nhanh chóng được các giáo hoàng Phaolô VI và Gioan-Phaolô II chấp thuận.
Theo một hội nghị chuyên đề được tổ chức gần đây ở Đại học Louvain, những phong trào này xuất hiện như một món quà từ trên Trời xuống cứu Giáo hội… Thật khó để hình dung sự dấn thân của họ ngay từ đầu, trong những Ngày Thế Giới Trẻ đã không kéo theo các thế hệ “Gioan-Phaolô II và Bênêđictô XVI”, những người tỏ ra dè dặt trước những đối thủ của hai vị giáo hoàng này, trước khi “thế hệ số không” (sinh sau năm 2000) kết thúc bằng cách phớt lờ đi tất cả những gì công đồng đã làm trong những năm 1960.
Vụ nổ bung sớm hơn và tệ hơn
Nhưng những lý do bên ngoài cho sự bỏ quên này cũng có ý nghĩa quyết định. Trước hết, nếu năm 1962, nhà hàn lâm Mauriac gợi lên “sự gia tốc ân sủng” thì chúng ta cũng có thể nhớ lại sự gia tốc to lớn của những thay đổi xã hội trong hậu bán thế kỷ 20, sau tháng 5 năm 68, Công đồng Vatican II, được đưa vào tầm nhìn của một sự thay đổi hạnh phúc của thế giới, đã không thấy xảy ra. Chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa tiêu dùng, tầm quan trọng của thành tích cá nhân, sự trở lại của tôn giáo bất chấp chính trị, sự khẳng định thế tục, nhưng cũng như cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài từ những năm 1970, đều xa lạ với công đồng, các nghị phụ công đồng ít thấy khía cạnh hư vô của những phát triển này .
Giáo hội: một vụ nổ bung không thể tránh khỏi?
Trong những điều kiện này, những người chống đối Công đồng Vatican II tin rằng họ có thể khẳng định sự sụp đổ của đạo công giáo ở Pháp và ở châu Âu sẽ ít hơn nhiều nếu không có công đồng. Đây là một giả thuyết không thể tin được, và của người không dấn thân gì. Theo tôi, vì những lý do hiển nhiên, vụ nổ bung mà chúng ta đang chứng kiến ngày nay sẽ diễn ra sớm hơn nhiều, và tệ hơn, và xác quyết của tôi là ở Công đồng Vatican II không có gì là quá nhiều, mà quá ít.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch