Tin tứcGiáo Hội hoàn vũ

Ruben Östlund: “Làm lung lay quan niệm đơn giản về con người”

by Phanxicovn

ag.com, Cédric Enjalbert, 2022-09-28

Điện ảnh gia Ruben Östlund tháng 9 năm 2022. © Hervé Boutet

Điện ảnh gia Thụy điển Ruben Östlund từng đoạt giải Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes, từ cuốn phim này sang cuốn phim khác, ông thử nghiệm các kinh nghiệm tư duy của mình. Đạo diễn cuốn phim Không có bộ lọcWithout filter, được chiếu ở rạp trong các tuần vừa qua, ông trả lời về nguồn cảm hứng, nguồn triết học và quan niệm của ông về nghệ thuật. Đạo đức, vẻ đẹp, sự khủng hoảng của người mẫu tự do… Cuộc trò chuyện với Ruben Östlund

Cedric Enjalbert ngày 28 tháng 9 năm 2022

“Tôi sẽ làm gì nếu tôi ở địa vị người đó?” Đó là câu hỏi ông lặp đi lặp lại không ngừng với chúng tôi. Nhà làm phim Thụy Điển Ruben Östlund, hai lần đoạt giải Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes, lần đầu vào năm 2017 với cuốn phim The Square, trong đó ông đặt câu hỏi với óc hài hước đau đớn không chỉ về thế giới nghệ thuật đương đại mà trên hết là sự tan rã của các mối quan hệ tin tưởng trong các xã hội chủ nghĩa cá nhân. Niềm tin và nỗi sợ hãi cũng là nguồn cảm hứng của cuốn phim Snow Therapy năm 2015 khi ông theo dõi hậu quả của một sự cố đối với sự gắn kết của một gia đình, tự hỏi những nguyên tắc tốt nhất của chúng ta có giá trị gì trong trường hợp “bất khả kháng”: khi một trận tuyết lở giáng xuống trên sân thượng của một khu nghỉ mát trượt tuyết, một người cha gia đình tìm nơi trú ẩn, bỏ rơi vợ con… trước khi bị một đám mây bột đơn giản phủ. Đạo diễn, người yêu thích những nghịch lý và những chuyện khó khăn nan giải đã tâm sự với tôi trong cuộc phỏng vấn đầu tiên, ông xem mình “trước hết là người quan sát. Tôi là cậu bé với một mảnh gỗ trước tổ kiến, đang lục lọi. Tổ kiến là xã hội; mảnh gỗ là máy ảnh của tôi. Tôi không xúc động hơn nhà côn trùng học quan sát một con sư tử nuốt chửng con trâu. Tôi chỉ là người nhìn.”

Ánh mắt độc đáo, sáng suốt và thích thú này của “cậu bé” tinh nghịch, người đấu tranh để làm lay chuyển xác tín luân lý của chúng ta đã giúp ông giành được giải Cành cọ vàng thứ hai trong năm nay cho Không có bộ lọc. Bộ phim truyện sống sượng – và đôi khi tàn nhẫn – đã chia rẽ khán giả, không lùi bước trước một điều gì quá đáng, nhưng không bao giờ chìm vào đó và thường xuyên thô bạo. Khi làm như vậy, ông chuyển từ châm biếm xã hội sang ngụ ngôn triết học một cách khéo léo, trong ba đoạn: một vài người có ảnh hưởng, Carl và Yaya, tranh luận về giá trị của đồng tiền; cặp tình nhân thấy mình được bao quanh bởi những người cực kỳ giàu có trên chiếc du thuyền sang trọng do một thuyền trưởng người Mác-xít lái; một vụ đắm tàu đưa họ lên một hoang đảo, nơi các vai trò xã hội bị đảo ngược. Thích thú khi chen vào bộ phim các tài liệu tham khảo, Ruben Östlund tạo ra những tình huống tưởng tượng hoặc viễn tưởng, đôi khi cực đoan nhưng không bao giờ đơn giản. Do đó, ông thể hiện sở thích của ông với các thử nghiệm suy nghĩ, đặc biệt được sử dụng trong khoa học nhân văn để kiểm tra trực giác đạo đức của chúng ta.

Ông xác nhận thực hành “triết học và xã hội học như một sở thích”, vô cùng tò mò và thích giao tiếp với chúng. Vì thế chúng tôi gặp ông trong chuyến đi của ông đến Paris, trước khi bộ phim mới của ông phát hành.

Trong tiếng Anh, bộ phim của ông có tên là Tam giác buồn bã (Triangle of Sadness). “Tam giác buồn bã” này ám chỉ điều gì? Với mối quan hệ tam giác giữa các nhân vật của ông?

Ruben Östlund: Trước hết, với công nghiệp thời trang, bộ ba tam giác này là nếp nhăn hình thành giữa hai lông mày, còn được gọi là “mối lo âu” và có thể được “sửa chữa” bằng một giải phẫu nhỏ. Sau đó, có một mối quan hệ tam giác về ham muốn và ganh đua giữa các nhân vật chính Yaya, Carl và Abigail. Chúng ta cũng có thể nghĩ  hình tam giác gợi lên ba chương tạo nên bộ phim – cuộc tranh cãi giữa Yaya và Carl về tiền bạc, cuộc hành trình trên du thuyền và con tàu đắm trên đảo.

Ý tưởng cho câu chuyện ngụ ngôn này đến từ đâu?

Khi tôi gặp vợ tôi, cô ấy làm việc – và vẫn đang làm việc – cô là nhiếp ảnh gia thời trang. Tôi bắt đầu quan tâm đến nghề này, và cô nói chuyện với tôi từ bên trong nghề nghiệp. Các mô hình đến từ các hoàn cảnh xã hội rất khác nhau. Nhưng họ có một điểm chung: sắc đẹp đã trở thành một món hàng trao đổi. Vì họ trúng xổ số di truyền, họ “xinh đẹp”, họ có thể dùng con bài mặc cả này để vươn lên trong xã hội – một số người mẫu thực sự xuất thân từ tầng lớp lao động. Ý tưởng đến với tôi trong phong trào #metoo và tôi nghĩ có thể thú vị khi đưa khía cạnh kinh tế này vào các cuộc thảo luận về mối quan hệ giữa nam và nữ, thảo luận về vai trò nam giới là hỗ trợ kinh tế và của phụ nữ với tư cách là trao đổi giá trị trong lĩnh vực tình dục. Bởi vì giá trị trao đổi mà bay giờ bề ngoài của chúng ta thể hiện là vốn tư bản ngày nay.

“Khi bạn ở trong vị thế mạnh và các cá nhân tự do hay độc lập về tài chánh, bạn cũng tạo ra sự cô đơn” Ruben Östlund

Sự tự tin, đặc biệt là khi thiếu tự tin, là một trong những chủ đề lặp đi lặp lại trong các bộ phim của ông. Có phải nó là trò chơi trở nên không thể được khi bạn ở trong trò chơi bề ngoài này không?

Tôi sẽ kể cho các bạn nghe một câu chuyện mà tôi đã nghe về một chàng trai trẻ. Trước khi bức tường sụp đổ, ông sống ở Đông Berlin. Sau khi bức tường sập đổ, ông đến thế giới phương Tây, tự do và tư bản. Ông thấy bảng quảng cáo một nhãn hiệu nước hoa. Một phụ nữ xinh đẹp khỏa thân nằm bên cạnh chai nước hoa. Đột nhiên, tình dục của ông bị dập tắt vì ông hiểu, ở đây, việc đến gần phụ nữ buộc phải đi qua khía cạnh kinh tế. Có một sự trao đổi các giá trị. Lý thuyết của Mác cho rằng kiểu xã hội tư bản này làm con người tha hóa. Bạn càng theo chủ nghĩa cá nhân, độc lập về kinh tế – điều mà chủ nghĩa tư bản giúp chúng ta trở thành – bạn sẽ càng đơn độc. Nhà sử học Thụy Điển Lars Trägårdh quan tâm đến khế ước xã hội và mối quan hệ giữa xã hội dân sự và nhà nước. Ông giải thích hành vi của chúng ta thông qua lăng kính của sự tin tưởng và nó vẽ nên một kim tự tháp. Ở trên cùng, là Quốc gia. Ở một góc là cá nhân; ở góc khác là gia đình. Do đó, ông đã phân tích ba góc độ của sự tin tưởng nơi con người.

Sau đó ông vẽ mô hình này trên ba quốc gia: Đức, Thụy Điển và Hoa Kỳ, băn khoăn không biết nên đặt chúng ở đâu. Đối với ông, Hoa Kỳ là giữa cá nhân và gia đình. Đây là nơi người Mỹ đặt niềm tin. Người Đức đặt niềm tin giữa gia đình và nhà nước. Người Thụy Điển, những người cực đoan trong mô hình này, đặt niềm tin vào nhà nước và cá nhân. Không phải trong gia đình. Nhưng khi bạn ở trong một trạng thái mạnh mẽ và những cá nhân tự do hoặc độc lập về kinh tế, bạn cũng tạo ra cô đơn.

Ông là người yêu thích các thử nghiệm suy nghĩ. Chúng ta có thể nói chiếc du thuyền mà Yaya và Carl lên trong phim Không có bộ lọc là một xã hội vi mô không có Nhà nước không?

Con thuyền chắc chắn là một xã hội khép kín, nhưng vẫn tồn tại một hệ thống phân cấp rất mạnh. Người Phi Luật Tân và các thành viên thủy thủ đoàn gần như không được trả lương như những người phương Tây làm việc cho giới siêu giàu ở đó. Họ kiếm được số tiền típ cực kỳ lớn, lên tới 125.000 âu kim cho mười ngày đi trên du thuyền, được chia cho khoảng ba mươi người. Sau đó là các hành khách, người mà bạn đơn giản là không thể nói không. Nếu họ muốn có một con kỳ lân, bạn hãy tìm cho họ một con kỳ lân! Loại thừa mứa này sẽ làm cho ai cũng chán nản.

“Bằng cách thay đổi cấu trúc của hệ thống phân cấp xã hội, vấn đề là quan sát cách cân bằng quyền lực được sắp xếp lại, chiến lược mà những người tham gia áp dụng trong trò chơi cờ vua này” Ruben Östlund

Phần còn lại của chuyến đi chứa những điều bất ngờ… và những người bị đắm tàu thấy mình trên một hòn đảo, buộc phải tái tạo lại một xã hội không có tiền. Điều không tưởng này gợi lên những câu chuyện ngụ ngôn trong văn học, nơi người chủ và người nô lệ đảo ngược vai trò của nhau.

Nhiều tác giả thực sự đã tưởng tượng ra loại thiết bị có thể đảo lộn cấu trúc quyền lực trên một hòn đảo, nhưng đây cũng là trường hợp của các nhà làm phim như đạo diễn người Ý Lina Wertmüller làm trong phim Hướng đến một số phận không giống ai trên dòng sông xanh mùa hè (Vers un destin insolite sur les flots bleus de l’été, quay năm 1974 về mối quan hệ giữa một nhà tư bản giàu có và một thủy thủ cộng sản, trên một chiếc du thuyền, rồi trên một hòn đảo). Khi làm thay đổi cấu trúc của hệ thống phân cấp xã hội, vấn đề là quan sát xem cán cân quyền lực được sắp xếp lại như thế nào, chiến lược mà những người tham gia áp dụng trong trò chơi cờ vua này.

Trong số các nguồn tham khảo của ông, chúng tôi đoán có nhà sử học người Hà Lan Rutger Bregman, tác giả của Thực tế không tưởng, Realistic Utopias. Trong phim của ông, quyển sách của tác giả được treo trên một chiếc ghế xếp, trong bối cảnh của một cảnh.

Tôi rất vui vì bạn nhìn thấy chi tiết này! Đó cũng là quyển sách nhà tài phiệt Nga nói! Ông ấy truyền cảm hứng cho tôi rất nhiều trong quá trình làm phim. Rutger Bregman dẫn đến việc bỏ tầm nhìn chính trị bên phải hoặc bên trái. Chẳng hạn, thật thú vị khi cùng ông ấy tìm hiểu nước Mỹ của Nixon là nước Mỹ đã sẵn sàng kiểm tra mức thu nhập cơ bản cho hàng triệu người Mỹ.

Mối quan tâm của ông với Mác, điều này dường như cũng được tính trong số các bài đọc của ông?

Mẹ tôi và cha tôi đều đến từ phong trào cánh tả 68. Mác, Lênin là biểu tượng chính trị xuất hiện rất nhiều trong quá trình học vấn của tôi… Mẹ tôi, người vẫn tự cho mình là người cộng sản, cũng quan tâm đến xã hội học. Bản thân tôi đã mất một thời gian dài để hiểu rằng tác giả của Tuyên ngôn cũng là một trong những người phát minh ra xã hội học, nếu chúng ta xem xét các lý thuyết của ông về giai cấp, cấu trúc của xã hội và kinh tế học chính trị. Xã hội học là một môn học rất đẹp vì nó nhấn mạnh đến bối cảnh hơn là nhấn mạnh đến các cá nhân. Tuy nhiên, xã hội của chúng ta bị ám ảnh bởi sự hư cấu về con người tự do, thứ mà họ áp đảo về tất cả cho những điều xấu xa hoặc chúng trở thành anh hùng… Loại tin tưởng vào tinh thần tự do chịu trách nhiệm cho những lựa chọn của nó đến với chúng ta từ thời Reagan-Thatcher. Ở cánh tả, những người giàu được mô tả là ích kỷ và hời hợt, và những người nghèo là hào phóng và chân chính. Bộ phim cố gắng làm rung chuyển quan niệm đơn giản này về con người, nhấn mạnh rằng vị trí của chúng ta trong một cấu trúc cũng phụ thuộc vào cách chúng ta hành động.

Marta An Nguyễn dịch

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm
Close
Back to top button