Tin tứcGiáo Hội hoàn vũ

Tổng giám mục Laurent Ulrich: “Niềm vui là liều thuốc giải độc tốt nhất để chống việc khép mình lại”

by Phanxicovn

Tổng giám mục Laurent Ulrich: “Niềm vui là liều thuốc giải độc tốt nhất để chống việc khép mình lại”

Phỏng vấn. Tổng Giám mục Laurent Ulrich được đón chào tại Paris tháng 5 năm 2022 ở một tổng giáo phận được đánh dấu bởi nhiều cuộc khủng hoảng đủ loại gần đây, ngài trả lời phỏng vấn báo La Vie về tâm trạng, tầm nhìn của ngài về Giáo hội và thế giới.

lavie.fr, Marie-Lucile Kubacki, 2022-07-13

Laurent Ulrich, tân Tổng Giám mục Paris trong thánh lễ nhậm chức ngày 23 tháng 5 năm 2022. CORINNE SIMON

Thừa hưởng báo cáo về các vụ lạm dụng của báo cáo Ciase, vụ nhà thờ Notre-Dame bị cháy, việc tổng giám mục Michel Aupetit từ chức trong bầu khí đầy tai tiếng… các cuộc khủng hoảng đã tích tụ trong giáo phận Paris, giáo phận vừa đón nhận tân tổng giám mục Laurent Ulrich. Là giám mục từ hai mươi năm, ngài chọn “Niềm vui của niềm tin” làm phương châm giám mục, ngài trả lời báo La Vie về cách ngài giải thích sự sáng suốt và khả năng chống lại chủ nghĩa bi quan.

Ngày 29 tháng 6, Đức Phanxicô đã trao dây pallium thứ ba cho cha, cha đã làm giám mục hơn 20 năm, đã biết ba giáo hoàng… Theo cha, vì sao cha được chọn ở Paris?

Tổng Giám mục Laurent Ulrich: Chắc chắn là nhờ kinh nghiệm. Nhưng, về cơ bản, người được bổ nhiệm thường không biết lý do!

Cha đã học được gì về quản trị trong những năm qua?

Mọi thứ trở nên sâu đậm hơn, giống như lắng nghe suy nghĩ của nhau, không áp đặt đường lối của mình, nhưng tìm kiếm những gì Chúa đang cố gắng nói với tôi qua những suy nghĩ khác nhau. Tôi chưa bao giờ bối rối trước những suy nghĩ trái ngược với tôi. Tôi lắng nghe, cố gắng xem xét những gì có vẻ phù hợp với tôi.

Khi Đức Phanxicô bày tỏ mong muốn xem tính hiệp hành như một phương tiện cho đời sống Giáo hội, tôi được củng cố trong niềm tin, chính qua cách này, chúng ta có thể tiến lên và Giáo hội có thể phục hưng thực sự.. Tôi cũng tin rằng niềm vui vẫn chưa rời xa tôi …

Niềm vui của niềm tin là phương châm giám mục của cha!

Đúng, đó là tôi tớ Chúa Kitô với những giới hạn của tôi và những sầu khổ nội tâm của tôi. Đó là ở dịch vụ và đáp ứng cho hiện tại. Với tôi, dường như Chúa đã tốt với tôi. Ngài đã làm cho Giáo hội lớn lên trong tâm hồn những người tôi yêu thương để phục vụ, lắng nghe Phúc Âm. Trong 22 năm và ba lần được bổ nhiệm liên tiếp với tư cách giám mục, tôi chưa bao giờ có cảm giác phản bội những người mà tôi đã rời đi.

Tôi không cảm nhận như đang rời bỏ các Giáo hội. Phải biết cách thay đổi và cởi mở. Phục vụ Giáo hội, dù có như thế nào, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, là một công việc tốt đẹp. Tôi đã học được, tôi tin rằng, đơn thuần tôi là chứng nhân và là người phục vụ.

Tình trạng đầu tiên về tình huống khủng hoảng khi cha về đây là gì?

Các cuộc khủng hoảng thực sự là nhiều. Có một khủng hoảng sau khi cựu tổng giám mục giáo phận Paris, Michel Aupetit, ra đi. Giáo hội Paris đã không có giám mục trong một thời gian dài. Trong ký ức, không có sự rạn nứt nào giữa các giám mục. Thời gian không có giám mục kéo dài sáu tháng, trong thời gian này may mắn giáo phận Paris được tổng giám mục Georges Pontier chăm sóc, ngài làm công việc lắng nghe mọi người.

Cũng có vụ cháy ở Nhà thờ Đức Bà rất đáng lo ngại, và không dễ gì người tiền nhiệm của tôi có thể đối phó với sự kiện bất ngờ và dữ dội này, nó đã chạm đến trái tim của đời sống giáo phận. Một trong những trách nhiệm của tôi là đề xuất cách để thực hiện theo dự án này, đưa ra đường hướng rõ ràng cho công việc này.

Tổng giám mục Paris, Laurent Ulrich: “Tôi đã do dự rất nhiều khi giáo hoàng bổ nhiệm”

Những đường hướng nào?

Nhà thờ chính tòa trước hết là nơi cầu nguyện và ưu tiên hàng đầu vẫn là nơi cầu nguyện. Việc mở cửa trở lại sẽ hoàn tất: từ quan điểm văn hóa dĩ nhiên là để đón du khách, nhưng trước tiên nhà thờ chính tòa dứt khoát cũng là nơi có các buổi lễ. Chúng tôi sẽ tổ chức lễ khai mạc và ngay ngày hôm sau, chúng tôi sẽ cử hành thánh lễ ở đó.

Người dân Paris đang chờ đợi và họ biết nhà thờ chính tòa là biểu tượng của một Giáo hội mở cửa cho tất cả mọi người, nơi mọi người có thể đến cầu nguyện, ca ngợi Chúa và phó thác trong tay Ngài.

Cha đã trải nghiệm báo cáo Ciase như thế nào?

Đôi mắt của chúng ta được mở ra trước một thực tế, đó là những tiết lộ về lạm dụng, không chỉ về tình dục, mà còn về lạm dụng quyền lực, lạm dụng thiêng liêng dù những lạm dụng này đã được tiết lộ từ nhiều năm trước. Tất cả những khủng hoảng này đã tác động đến Giáo hội Paris một cách hung bạo, cũng như với Giáo hội Pháp nói chung. Chúng tôi vẫn chưa hồi phục.

Mặt khác, sự sáng suốt mà chúng tôi đi tìm để biết sự thật về những tình huống này và bằng cách dấn thân vào những quyết định mạnh mẽ là dấu hiệu của đổi mới, của biến đổi, của mong muốn không rơi vào những sai lầm tương tự. Trên hết, đó là dấu hiệu cho thấy chúng tôi đang kiên quyết theo đuổi hành động để biến Giáo hội trở thành một ngôi nhà an toàn.

Đứng trước thời gian khủng hoảng này, cha đối phó như thế nào?

Rằng chúng ta vẫn còn vướng trong những do dự, rằng chúng ta vẫn cảm thấy vết thương là bình thường, nhưng tôi không nghĩ chúng ta nên để mình bị dừng lại vì lặng ngắm tiếc nuối bản thân. Chúng ta phải có can đảm nhìn thẳng vào sự thật, nói với chính mình, để sửa mình và tiến tới những chân trời khác mà không đánh mất lòng tin cậy nơi Chúa, Đấng mời gọi chúng ta cải cách chính mình và tìm ra con đường loan báo Phúc Âm.

Gần đây tôi thảo luận với một linh mục đang đi truyền giáo ngoài nước Pháp, cha nói với tôi, cha rất ngạc nhiên thấy Giáo hội Pháp, dù bị mất phương tiện, nhưng lại có một năng lực tưởng tượng, một khả năng sáng tạo truyền giáo qua các sáng kiến ở mọi giáo xứ như vậy. Tôi nghĩ đó là sự thật. Các sáng kiến vẫn có. Đó không còn là Giáo hội đắc thắng như chúng ta đã biết, nhưng là Giáo hội sáng tạo có khả năng tìm ra giải pháp cho sự yếu kém tương đối của mình, sự nghèo nàn, sự suy giảm lực lượng của mình. Giáo hội không buông vào các nỗi buồn của mình, Giáo hội tìm kiếm con đường cho sứ vụ.

Lời tâm sự của tổng giám mục Ulrich được bổ nhiệm làm tân tổng giám mục giáo phận Paris

Cha là một trong những thành viên quan trọng của Thượng hội đồng cấp tỉnh đầu tiên ở Pháp, chúng ta có thể mong chờ gì trong cách tiếp cận hiệp hành của Đức Phanxicô đã mở ra?

Các thành viên của Giáo hội có thể được mong đợi để nói chuyện với nhau! Trong báo cáo cuối cùng của Hội đồng Giám mục Pháp gởi về Rôma dựa trên phản hồi từ các giáo phận, được gọi là “gom lại”, chúng tôi nhận thấy có những sai lệch giữa một số nhóm trong Giáo hội, nhưng đây là dấu hiệu cho thấy mọi người đã gặp và đã nói chuyện, kể cả những khó khăn, và các chủ đề không bị cho là cấm kỵ.

Người trẻ ít tham dự, theo tôi nghĩ vì các hình thức của câu hỏi không phù hợp với họ. Dù các người trẻ dưới 35 tuổi có mặt trong đời sống Giáo Hội, và họ có những lý do chính đáng. Những lý do đó chạm đến ước muốn cầu nguyện, trao truyền đức tin đã có trong họ, phục vụ người nghèo nhất, phục vụ xã hội, hệ sinh thái, phục vụ các sáng kiến văn hóa… Cam kết này cũng là một kiểu tham gia vào tính hiệp hành!

Nhưng dù sao cũng có một khoảng cách liên thế hệ?

Có một loại học việc phải được thực hiện. Chắc chắn người trẻ cũng cần lắng nghe người lớn tuổi hơn, họ không phải là một thế hệ đã đi sai đường. Đó là thế hệ đã đáp ứng các nhu cầu và đòi hỏi của thời đại, và họ đã trung thành.

Chúng ta phải cám ơn những người vẫn còn hiện diện trong đời sống Giáo hội dù tuổi đã cao, vì đó là bằng chứng đích thực về lòng trung thành! Mỗi người đều mang trong mình một kho báu: người trẻ với dấn thân lớn lao; người lớn tuổi với lòng trung thành trung kiên. Mỗi bên phải trọng giá trị của bên kia.

Một trong những điểm quan tâm khác của cha khi cha còn ở giáo phận Lille là vị trí của phụ nữ trong các cấu trúc của giáo phận…

Phụ nữ phải thể hiện được những gì có trong tâm hồn tin tưởng và sống động của họ, và họ phải thực sự được lắng nghe! Hơn nữa, Đức Phanxicô vừa mở các mục vụ thế tục, quy định chúng không dành riêng cho nam giới. Chúng ta đi theo con đường! Chúng ta hãy tin tưởng giao phó trách nhiệm và chức vụ cho phụ nữ, và đời sống của Giáo hội sẽ tiến tới những gì Chúa mong đợi ở đó.

Rõ ràng tính hiệp hành là điều Chúa mong đợi ở Giáo hội thiên niên kỷ thứ ba, và như Đức Bênêđíctô XVI đã nói, mỗi người đều là thành quả tư tưởng của Chúa, mỗi người đều được yêu thương và mỗi người đều cần thiết: có nghĩa là mỗi người phải lắng nghe.

Một cách chính xác, những căng thẳng chung quanh tự sắc Traditionis Custodes, Cử hành thánh lễ theo phụng vụ tiền Công đồng… làm thế nào để tiến lên phía trước với những người theo chủ nghĩa truyền thống?

Đức Phanxicô vừa viết tông thư Desiderio desideavi, Thầy những khát khao (Lc 22,15) để giải thích những gì ngài muốn làm với tự sắc. Những giải thích không mang tính kỷ luật, nhưng mang tính  sư phạm: liệu chúng ta có còn ngạc nhiên trước ơn Chúa ban cho con người trong Bí tích Thánh Thể, mà Giáo hội là tôi tớ không? Giáo hội là người phục vụ của mầu nhiệm Thánh Thể, là món quà không gì có thể sánh được mà Thiên Chúa có thể ban tặng cho nhân loại, vì mỗi ngày nó cho thấy Chúa Kitô tự hiến mình cho mỗi người, cho từng thời đại, trong mỗi nền văn hóa.

Món quà này cần được thể hiện bằng lòng trung thành với những gì Giáo hội đã sống trong 20 thế kỷ, và sự hiện diện tại một thời điểm nhất định. Đức Phanxicô kêu gọi không tranh cãi về chủ đề này nhưng ngạc nhiên trước món quà của Chúa, mà Giáo hội của Công đồng Vatican II đã trung thành với truyền thống của Giáo hội. Điều này không thể đặt lại vấn đề. Giáo hội của thế kỷ 20 và 21 trung thành với Thánh Thể bằng cách ra lệnh cho cách cử hành ngày nay.

Có những cơ hội để dần tiếp cận điều này, những nơi có thể cử hành phụng vụ cổ xưa, nên cho phép các cộng đoàn này tiến dần đến cách diễn tả duy nhất của phụng vụ vì Giáo hội biểu lộ sự hiệp nhất của mình trong hiệp nhất nghi thức của mình. Điều này đòi hỏi công việc tiếp xúc và mong muốn hiểu nhau. Một công việc của thượng hội đồng.

Càng ngày người ta càng nói nhiều về rạn nứt và vỡ vụn. Cha chẩn đoán gì về tình trạng của xã hội chúng ta?

Tình hình chính trị và xã hội thật đáng lo ngại: trong cuộc bầu cử vừa qua, chúng ta thấy tình trạng bỏ phiếu trắng rất mạnh, một sự chia cắt thành ba nhóm lớn và nguy cơ chứng kiến những nhóm này đóng băng thành khối, theo lô-gích đối đầu. Mặt khác, thách thức để Giáo hội thành công nói chuyện với chúng ta là rất quan trọng, vì đó là một trong những chứng từ cấp bách nhất mà chúng ta phải chịu trong xã hội này, vốn đang ở trong tình trạng chia rẽ đáng lo ngại. Tìm kiếm nhiều phương cách để giải quyết hơn là tự khẳng định phải là một nhiệm vụ đích thực của chính trị, xã hội và giáo hội.

Giáo hội nên hiện diện đầu tiên ở đâu?

Cũng như thói quen và ơn gọi của mình, Giáo hội phải hiện diện  với những người nghèo nhất, điều mà Giáo hội đã quen làm qua một số phong trào nổi tiếng thể hiện ý muốn của Chúa Kitô, đó là tất cả phải có một đời sống xứng đáng. Giáo hội phải ở bên người bệnh và những người cận kề cái chết, như Giáo hội cũng đã làm.

Cũng như phải chú ý đến việc tiếp nhận người nước ngoài, những người không tìm được cách để sinh sống tại nhà, đồng thời biết ơn các Quốc gia có thẩm quyền điều hướng các làn sóng này. Nhưng khi có người nước ngoài ở đó, nhiệm vụ chào đón là điều cần thiết. Tất cả điều này gắn kết nhân danh một khái niệm, qua đó đời sống là ơn chúng ta nhận được, và tất cả cuộc sống đều vô cùng xứng đáng.

Các vấn đề gây chia rẽ như phá thai, giai đoạn cuối đời, mang thai hộ đang dấy lên trong chương trình nghị sự chính trị: làm sao Giáo hội có thể làm cho tiếng nói của mình được lắng nghe?

Giáo hội cố gắng theo nhiều cách, thường được hiểu như những từ chối và chống đối: nhưng có một sai lầm. Chúng ta không tìm cách nói không, nhưng nói vâng với sự sống được cho, được nhận, được chào đón, được đồng hành, với mong muốn giúp đỡ sự sống. Và những gì chúng ta nói không sẽ có nguy cơ khép lại bản thân kể cả khi nói “Chính tôi là người phán xét duy nhất về sự hiện hữu của tôi”. Đó là lời chứng của chúng ta.

Và nó rất khó nghe, đó là sự thật, bởi vì có cái gì đó khá phiền toái. Tuy nhiên, nó cũng không hiền như thiên thần. Tất cả các vị trí của chúng ta khi bắt đầu, khi ốm đau hay kết thúc cuộc đời, khi tiếp đón những người xa lạ, đều xuất phát từ cùng một quan niệm sâu xa của con người: cuộc sống là một món quà từ Thiên Chúa và một niềm vui được chia sẻ, bởi vì chúng ta đã được chọn là để hạnh phúc. Đó là lời chứng này mà chúng tôi muốn đưa ra. Chúng tôi sẽ làm và tiếp tục làm bằng mọi cách theo những gì chúng tôi có, theo cách tự do nhất có thể.

Giáo dân cảm thấy mình ở bên lề nhất khi mang tiếng nói này. làm thế nào để sống trong tình trạng thiểu số này?

Với tôi, Chúa Giêsu là thiểu số và 12 tông đồ là một nhóm nhỏ! Vấn đề không phải là nuôi dưỡng một căn tính bất hạnh và phiến diện của những người thiểu số không được công nhận, vì điều này tạo sự chai cứng về ý thức hệ không phù hợp với tinh thần Tin Mừng, nhưng phải chính là con người thật của mình, không sợ hãi. Chúng ta ít hơn, đúng, nhưng những gì chúng ta nói, chúng ta sống và chúng ta tin vào đó, vì hạnh phúc cho người khác và cho chính chúng ta.

Không phải vì tiếng nói chúng ta lúc nào cũng không được nghe mà chúng ta tuyệt vọng, vì chủ đích chúng ta không phải tìm người theo mình vì lý do của chúng ta: nhưng là trở thành chứng nhân niềm vui mà Chúa Kitô đã ban cho chúng ta, để ngập tràn nơi người khác hơn là chính mình, luôn đi xa hơn – đó là lý do vì sao chúng ta buồn khi bị từ chối.

Điều nổi bật trong những thời điểm có vẻ khó khăn và không thuận lợi này – dù chẳng bao giờ có thời điểm thuận lợi để loan báo Tin Mừng – là vẫn còn người đến Nhà thờ để xin rửa tội, những người đôi khi đã bỏ cuộc và quay lại vì họ nhận ra có một cái gì đó của thứ trật sự thật của cuộc sống. Khi chúng ta đón nhận tất cả và tìm cách cho đi những gì chúng ta đang có, chúng ta hạnh phúc hơn là khi chúng ta tìm cách giữ cho mình.

Cha có kinh nghiệm cụ thể trong đầu không?

Một vài tuần trước, tôi rất vui khi thêm sức cho một trong các bạn thời học trung học với tôi, anh bằng tuổi tôi! Tôi thấy thật tuyệt vời. Tôi nhớ một bức thư tôi nhận được khi tôi bắt đầu về giáo phận Lille năm 2008, ông xin gia nhập lại Giáo hội 20 năm sau khi ông xin rút tên ông ra khỏi sổ rửa tội. Ông nói với tôi, ông đã đi tìm trong tất cả triết lý, tôn giáo, hệ tư tưởng, nhưng bây giờ ông quay trở lại vì ông đã “khám phá ra rằng chỉ có Chúa Kitô”.

Những người tân tòng, những người thêm sức không quan tâm nếu họ là thiểu số. Người đàn ông này, và tất cả những người mà tôi nói chuyện với bà, đều hiểu rằng đây là niềm vui: tin vào tình yêu mà Thiên Chúa dành cho chúng ta và trong đó Chúa Kitô là dấu chỉ nổi bật nhất. Chúng ta chủ yếu không trách nhiệm phải có nhiều người, nhưng vui trong ơn mà Chúa Kitô ban cho chúng ta và chúng ta ý thức niềm vui này. Niềm vui là liều thuốc giải độc tốt nhất cho sự phân cực, phân mảnh xã hội, với khép mình với chính mình, với thế giới!

Năm 1969, trong một cuộc phỏng vấn, hồng y Ratzinger nói về Giáo hội tương lai, một Giáo hội sẽ nhỏ hơn, có tinh thần thiêng liêng hơn… Trực giác của cha về Giáo hội sắp tới là gì?

Chúng ta hẹn một buổi phỏng vấn khác nhé! Theo tôi, về cơ bản, dường như chúng ta đang hướng tới sự đơn giản hóa. Ít nhất tôi hy vọng như vậy. Giáo hội phải được đơn giản hóa.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm
Close
Back to top button