Tin tứcGiáo Hội hoàn vũ

Tổng thống Macron và Đức Phanxicô, giữa hợp nhau về trí tuệ và đấu tranh chính trị

by Phanxicovn

Đức Phanxicô và tổng thống Emmanuel Macron trong buổi tiếp kiến ngày thứ hai 24 tháng 10-2022 tại Vatican

Đức Phanxicô tiếp tổng thống Pháp lần thứ ba vào ngày thứ hai, 24 tháng 10 – 2022. Với thời gian, hai người đã đã dệt mối dây gần gũi, nhưng mối quan hệ này mơ hồ hơn người ta tưởng.

Chuyến thăm mới này của tổng thống Pháp không phải không được chú ý. Từ khi có tin ông sẽ đến Vatican, các hành lang của Giáo triều la-mã đã xì xào, một nguồn tin cho biết: “Không phải nguyên thủ quốc gia nào cũng gây chú ý.” Buổi gặp ngày thứ hai 24 tháng 10 là lần gặp thứ ba, sau lần đầu ngày 26 tháng 6 năm 2018 và lần thứ nhì ngày 26 tháng 11 năm 2021, chưa đầy một năm sau lần gặp cuối, vậy vì sao tổng thống Macron lại trở lại?

Tổng thống Emmanuel Macron được nhìn thấy ở Vatican như thế nào

Trước hết là có hội nghị quốc tế về hòa bình được cộng đồng Sant’Egidio tổ chức ngày chúa nhật 23 tháng 10 để biện minh cho việc tổng thống trở lại Rôma. Sau đó là sở thích trao đổi trực tiếp của hai người, ngoài các chương trình nghị sự được chuẩn bị tỉ mỉ. Vì họ rất hợp nhau. Ở Điện Élysées người ta giải thích: “Mối quan hệ của hai người do sự quý trọng và tôn trọng nhau. Tổng thống ngưỡng mộ người của Giáo hội và người của Quốc gia. Ông không dửng dưng với các vấn đề tôn giáo, ông thích đối thoại với tôn giáo.” Tổng thống Macron đến Vatican với một phái đoàn có thành phần dường như để chứng minh sở thích đối thoại này.

Một người thân cận tổng thống ghi nhận: “Nền tảng Dòng Tên là điểm chung của họ. Xưng hô thân tình không phải được phép hay tự do, nhưng chứng tỏ sự gần gũi.” Xưng hô thân tình trong lần gặp ngày 26 tháng 11 năm 2021 đã làm cho dinh tông tòa ngạc nhiên. Một nguồn tin ở Giáo triều cho biết: “Ông là người duy nhất hôn giáo hoàng, biểu lộ một tình cảm với ngài”, còn người khác thì cho là giáo hoàng ấn tượng về tổng thống 44 tuổi này.

Các năm tháng của họ ở trường Dòng Tên

Ông Dominique de Legg, thượng nghị sĩ và là chủ tịch nhóm thân hữu Pháp-Tòa Thánh của Thượng viện ghi nhận: “Một tương hợp và thu hút về trí tuệ.” Một nhà ngoại giao nói: “Người này có thể là con của người kia do chênh lệch tuổi tác, nhưng họ có điểm chung là phóng điện. Cả hai đều không tin tưởng vào chính quyền của mình và thúc bách nó. Và cả hai đều tập trung quyền lực.”

Tuy nhiên, mối quan hệ này có thể mơ hồ hơn người ta tưởng. Vì thế một nhà quan sát thân cận ghi nhận “lòng nhân từ bao la” của Đức Phanxicô với tổng thống Emmanuel Macron: “Đã hai lần ngài đồng ý gặp ông khi ông không phải là nhân vật của chuyến thăm.”

Người này tin rằng “tổng thống tận dụng sự gần gũi này cho quan điểm của ông – để thấy mình được giáo hoàng của cánh tả công giáo mến – và một phần của dư luận quốc tế”. Nhưng nhà quan sát cũng nhận thấy những nỗ lực không ngừng của Đức Phanxicô: “Giáo hoàng tinh tế hơn thế. Nếu tổng thống muốn quảng bá truyền thông thì giáo hoàng có quan điểm chính trị sâu sắc và cố gắng để chương trình của mình tiến tới cấp bách hơn. Ngài cố gắng đưa tổng thống trở lại những gì ông chưa làm. Hướng tới các đối tượng trọng tâm trong chính sách của Vatican. Ngầm hiểu: ngài không thể hài lòng với chính sách của tổng thống Pháp với người di cư và việc mở tranh luận về giai đoạn cuối đời.” Người quan sát, một người rất am tường Giáo hội nói: “Tôi xem đây thực sự là một thách thức chính trị. Tôi không nghĩ là chuyện thơ mộng, dù một giây.”

Ông không nghĩ là ông đã nói đúng. Vài ngày trước chuyến đi của tổng thống Macron tới Vatican, giáo hoàng đã đưa ra một thông điệp cương quyết, trước các dân biểu của giáo phận Cambrai ngày thứ sáu, ngày 21 tháng 10, ngài nhắc lại quan điểm của Giáo hội công giáo về an tử: “Tôi dám hy vọng về các vấn đề thiết yếu, cuộc tranh luận có thể làm thành sự thật để tháp tùng đời sống cho đến khi kết thúc tự nhiên. Nếu chúng ta biện minh khi giết người thì càng ngày chúng ta càng giết nhiều hơn.” Liệu tổng thống Macron và Đức Phanxicô có đề cập đến vấn đề này trong cuộc gặp của họ không?” Điện Élysée trả lời: “Có lẽ điểm này sẽ được nêu ra. Đây không phải là điểm trọng tâm trong trao đổi giữa tổng thống và giáo hoàng.”

Đức Phanxicô: “Không thể yêu cầu người chăm sóc giết bệnh nhân của họ”

Ngoài các tranh luận về các vấn đề xã hội và người di cư ở Pháp, các vấn đề quốc tế – cuộc chiến ở Ukraine, châu Phi, Nam Mỹ, chuyển đổi nhân khẩu học và phương pháp giải quyết xung đột phải là các đề tài thiết yếu trong cuộc thảo luận. Dân biểu Jean-Louis Bourlanges của MoDem, chủ tịch Ủy ban đối ngoại của Quốc hội phân tích: “Tổng thống Macron rất nhạy cảm với các phát biểu của giáo hoàng, một người đến từ lục địa khác, một người không thuộc châu Âu ở châu Âu. Giáo hoàng cũng rất lo âu, ngài tránh quan điểm của Pháp quá tập trung vào châu Âu”.

Tổng thống Macron muốn tìm kiếm điều gì khi ông đến cộng đồng Sant’Egidio và Vatican? Điện Élysée nhấn mạnh: “Đối thoại liên tôn và chủ nghĩa đa phương.” Trong lần họp ở Liên Hiệp Quốc ngày 20 tháng 9, tổng thống hy vọng một con đường dẫn đến hòa bình, ông cảnh báo chống các lập trường trung lập và kêu gọi xây dựng một hợp đồng mới giữa Bắc và Nam, một liên minh hành động cụ thể.

Ông Jean-Louis Bourlanges nói: “Điều mà Emmanuel Macron muốn là nhận được nhiều ủng hộ hơn từ các quốc gia không liên kết. Giáo hoàng có vị trí tốt để giúp phi-phương Tây hóa chiến tranh Ukraine. Cộng đồng quốc tế không phải là phương Tây, không phải phương Đông; đó là thế giới, là nhân loại”, ông lưu ý Đức Phanxicô đã thay đổi quan điểm của ngài về Ukraine sau khi tỏ ra trung lập đáng lo ngại ngay từ đầu.

Ngoài vấn đề thời sự, trong mỗi lần gặp Đức Phanxicô, tổng thống Pháp đều mời giáo hoàng đến Pháp. Còn hơn chúng ta nghĩ, đây là thách thức giữa hai người. Một chuyên gia phân tích: “Giáo hoàng mạnh hơn tổng thống, ngài sẽ chỉ đi Pháp khi tổng thống cam kết với ngài về vấn đề người di cư, về an tử. Nếu giáo hoàng đi, tổng thống là người thắng – chẳng hạn ông có thể mời ngài đến khánh thành Nhà thờ Đức Bà, nhưng đó sẽ là hành động đổi chác. Nhưng nếu ngài chấp nhận, ngài cho mình cơ hội để đọc một bài diễn văn cho nước Pháp, trưởng nữ của Giáo hội đã phản bội.”

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài viết liên quan

Back to top button