Văn hóa - Nghệ thuậtGóp nhặt

3 loại thực phẩm nảy mầm không những không độc mà còn bổ dưỡng hơn gấp bội

3 loại thực phẩm nảy mầm không những không độc mà còn bổ dưỡng hơn gấp bội

Nhiều người cho rằng khi thực phẩm mọc mầm chẳng hạn như khoai tây, khoai lang… là lúc bạn cần vứt đi bởi chúng có thể chứa độc tố, nhiễm nấm mốc. Tuy nhiên, không phải tất cả đều như vậy, 3 loại thực phẩm này mọc mầm thậm chí còn bổ dưỡng hơn nhiều lần.

Trong cuộc sống hàng ngày, thực phẩm dễ mọc mầm nhất mà chúng ta tiếp xúc thường là khoai tây, đặc biệt là ở miền Bắc, mọi người thường có thói quen tích trữ khoai tây. Những ai yêu thích khoai tây đều biết rằng mầm khoai tây có chứa nhiều solanin, chất này rất độc và có hại cho sức khỏe của chúng ta.

Việc ăn nhiều khoai tây mọc mầm có thể gây ngộ độc thực phẩm và nguy hiểm đến tính mạng. Tương tự như vậy, một số loại thực phẩm khác khi mọc mầm cũng có hại cho sức khỏe của con người nếu ăn vào, chẳng hạn như khoai lang. Tuy việc khoai lang mọc mầm không sinh ra độc tố nhưng nó lại dễ bị nhiễm nấm mốc.

Do đó, nhiều người quy chụp rằng bất kể là loại thực phẩm nào khi mọc mầm cũng có hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, thực tế không phải tất cả đều như vậy, đặc biệt là 4 loại thực phẩm dưới đây.

1. Đậu xanh và đậu tương

Hạt đậu tương và đậu xanh khi mọc mầm thì mầm đó được người ta gọi là giá đỗ tương hay giá đỗ xanh.

Giá đỗ không chỉ không chứa độc tố gây hại cho cơ thể con người mà nó còn chứa nhiều nước, vitamin có tác dụng thanh nhiệt, trừ hỏa, rất thích hợp để chúng ta ăn nhiều trong mùa hè. Bạn có thể ăn sống hoặc nấu chín bằng cách xào, nấu hoặc luộc đều được với hương vị giòn và ngọt.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng hiện nay, trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều loại giá đỗ không có rễ, không có hạt, loại này có thể là kết quả từ quá trình nuôi dưỡng bằng chất kích thích, ăn vào rất có hại cho sức khỏe.

2. Tỏi

Ở một số gia đình, họ mua tỏi về chỉ để trồng lấy mầm ăn. Mầm tỏi mọc ra không có chứa chất độc nào cả nhưng nó lại được thừa hưởng toàn bộ lượng lớn chất allicin và các chất khử trùng của tỏi mà không bị “di truyền” mùi vị nồng đặc trưng của tỏi.

Do đó, nếu bạn không thích mùi tỏi nồng nhưng lại muốn cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng trong tỏi thì ăn mầm tỏi là một sự lựa chọn tuyệt vời.

3. Gạo lứt

Chúng ta đều biết rằng gạo lứt rất tốt cho sức khỏe, chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn gạo trắng. Do đó, khi mua gạo lứt về, chúng ta sẽ sử dụng ngay.

Tuy nhiên, nếu bạn để quên gạo lứt trong bếp và đến khi phát hiện ra thì nó đã mọc mầm, đừng vứt nó đi. Bởi sau khi gạo lứt nảy mầm, nó thậm chí sẽ chứa nhiều vitamin hơn, rất có lợi cho sức khỏe.

Bài viết liên quan

Back to top button