Văn hóa - Nghệ thuậtGóp nhặt

“Không cần phải nói!”: câu này phải tuyệt đối loại ra khỏi gia đình

by Phanxicovn

Linh mục Joël Pralong, bề trên đại chủng viện Sion, Thụy Sĩ, tác giả quyển sách “Gia đình làm sao, yêu thương gia đình như vậy”, cha nhắc đến những điều cơ bản để giao tiếp được tốt đẹp trong gia đình và đề nghị không được dùng câu “Không cần phải nói!”

“Không cần phải nói!”, chúng ta thường nghĩ như thể người kia đã hiểu. Và đó là sai lầm: chắc chắn là không cần phải nói, nhưng nói đi nói lại vẫn tốt hơn là im lặng hoặc lầu bầu nửa câu, đó là nguồn gốc của hiểu lầm và là lối giải thích sai lầm. Trong một nghĩa khác, lặp lại khi bạn không chắc mình đã nghe chính xác là điều nên làm.

Chúng ta đang ở đâu với cách giao tiếp trong gia đình? Khi đứa bé còn nhỏ, mỗi lần mẹ về nhà, nó hét lên sung sướng, khi là tuổi teen, đứa bé cắm đầu vào điện thoại, chỉ gật đầu nhẹ! Giao tiếp của chúng ta thiếu hụt, “kiệm lời hoặc thao thao” chỉ tùy lúc. Chúng ta luôn nghĩ “không cần phải nói…”. Phải nói chuyện là dấu hiệu của tôn trọng, một nghệ thuật để hiện diện với người khác trong đời sống hàng ngày.

Hài hước, tin tưởng người khác và khiêm tốn, ba trụ cột để có một giao tiếp tốt

Điểm nhẹ vào câu chuyện một tinh thần hài hước để giảm

kịch tính hóa các tình huống là tạo thoải mái cho mọi người. Biết tự trào cho những lầm lạc là dấu hiệu của một sức khỏe tốt. Hài hước giúp thư giãn đầu óc và tương đối hóa các ngộ nhận. Cũng vậy, khi nhận ra mình có xu hướng nghĩ mình là cần thiết kiểu “không có tôi, không có gì làm được”, là đã có ý thức, giúp cho việc trao đổi trôi chảy hơn. Một số người có hành động như những ông chủ nhỏ rất đáng ghét, luôn kiểm soát, luôn muốn biết mọi thứ, chuyện gì cũng đánh giá, như thế chỉ làm cho người chung quanh bực tức. Học cách tin tưởng người khác là thách thức cho một giao tiếp tốt.

Chấp nhận có những thiếu sót trong giao tiếp, không chú ý đến ý xấu của người khác kiểu: “Người ta luôn xem tôi là con tốt trong bàn cờ, tôi thấy rõ trong mắt họ, tôi chẳng có giá trị gì và họ chẳng quan tâm đến những gì tôi nghĩ, v.v.” Mọi người có thể sai lầm, mệt mỏi hoặc ở trên cung trăng.

Chúng ta nên bỏ thì giờ ra để bày tỏ cảm xúc của mình, không buộc tội, cũng không nói với giọng điệu nghi ngờ: “Tôi cảm thấy như bạn không quan tâm đến tôi… có thể tôi sai, nhưng tôi thấy như vậy”, nhưng điều này sẽ làm cho người kia từ từ nhận ra lời nói của họ và làm sáng tỏ suy nghĩ của họ. Nhưng đừng nói với họ khi họ đang mê xem chương trình vô tuyến, hoặc họ đang ngồi trước máy tính. Dù lặp đi lặp lại ngàn lần họ cũng không nghe… Hãy nói rõ ràng và dễ hiểu, không lầu bầu khi bạn đang bực mình.

Thánh Phaolô nói với chúng ta: “Thương mến nhau với tình huynh đệ, coi người khác trọng hơn mình” (Rm 12:10). Phải nói với người kia mình quý trọng họ biết bao! Đừng chờ phải cảm thấy tốt với người khác mới nói mình quý mến họ vì cảm nhận thường hay bị lầm. Công nhận, cám ơn, đánh giá cao, nói làm ơn…

Xung đột thường nảy sinh do thiếu công nhận

Đôi khi bạn nên chấp nhận dự án hoặc ý tưởng của người khác tốt hơn của mình! Đôi khi bạn nên hy sinh những ý tưởng tuyệt vời của bạn (chúng luôn xuất sắc dưới mắt mình) vì lợi ích của người khác để giữ tình đoàn kết. Một bằng chứng đẹp của tình yêu-bác ái.

Làm thế nào để có hòa bình trong gia đình?

Anh em nổi nóng ư? Nhưng đừng phạm tội: chớ để mặt trời lặn mà cơn giận vẫn còn” (Êp 4: 26). Đó là lý do vì sao chúng ta không nên kết thúc một ngày mà không làm hòa với gia đình. Và làm thế nào để có hòa bình trong nhà? Quỳ xuống ư? Không! chỉ một cử chỉ nhỏ, một việc nhỏ là hòa thuận trở lại với gia đình. Một vuốt ve là đủ, không cần nói thêm gì. (…) Nếu chúng ta phải chiến đấu chống lại cái ác, chúng ta hãy làm điều đó, nhưng hãy luôn nói không với bạo lực nội tâm. (tông huấn Niềm vui của Tình yêu, Amoris Laetitia, 104). Đừng bao giờ đi ngủ trong tức giận, bạn sẽ ở dưới trướng ma quỷ. Thảo luận với nhau hay ít nhất chúc ngủ ngon.” Và tại sao không cùng đọc Kinh Lạy Cha với nhau!

Vì thế quan trọng là ánh mắt nhìn. Đôi mắt hoặc như khẩu súng giết người, hoặc dịu dàng quý giá. Điều này cho chúng ta thấy qua các lời phàn nàn trong gia đình: “Chồng tôi không nhìn tôi, tôi như vô hình với anh. Hãy nhìn tôi khi tôi nói chuyện với… Vợ tôi không nhìn tôi nữa, bây giờ đôi mắt của bà chỉ dành cho các con… Trong nhà không ai thèm nhìn đến tôi, họ không thấy tôi như thử tôi đã không tồn tại.”

Tình yêu mở đôi mắt giúp cho bạn nhìn thấy, ngoài tất cả, con người đáng giá biết bao – Đức Phanxicô.

Marta An Nguyễn dịch

Bài viết liên quan

Back to top button