Hướng tới một cuộc gặp giữa Đức Phanxicô và ông Tập Cận Bình ở Kazakhstan?
Chuyến đi cùng lúc của Đức Phanxicô và ông Tập Cận Bình đến Nur-Sultan ngày 14 tháng 9 để tham gia hai sự kiện không liên quan nhau nhưng đang dấy lên tin đồn về một cuộc gặp giả định giữa hai người.
la-croix.com, Loup Besmond de Senneville, Rôma, 2022-09-07
Đây chỉ là một trùng hợp ngẫu nhiên? Kể từ khi chính phủ Kazakhstan thông báo về chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 14 tháng 9, câu hỏi được mọi người ở Vatican đặt ra, nhưng chính đáng: ngày này trùng với ngày Đức Phanxicô đang ở quốc gia Trung Á này, ngài sẽ đến thủ đô Nur-Sultan từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 9 để dự một hội nghị thượng đỉnh liên tôn.
Nếu chuyến đi của Chủ tịch Trung Quốc không liên quan đến cuộc gặp của các nhà lãnh đạo tôn giáo mà Đức Phanxicô tham dự, vì ông Tập Cận Bình đến Kazakhstan để ký các thỏa thuận song phương khác nhau giữa hai nước, một cuộc gặp có thể xảy ra với giáo hoàng đã làm mọi suy đoán nảy sinh. Cũng như chiều thứ hai 5 tháng 9, trong buổi tiếp tân đại sứ Ba Lan tại Tòa Thánh, ông đã mời tất cả đồng nghiệp châu Âu của ông đến sứ quán sau khi ông trình ủy nhiệm thư lên giáo hoàng.
Trên thực tế, nếu có cuộc gặp của Đức Phanxicô với Chủ tịch Trung Quốc thì đây là một sự kiện lịch sử vì quan hệ ngoại giao giữa Bắc Kinh và Tòa thánh đã rạn nứt từ năm 1951. Một nhà ngoại giao theo sát vấn đề Trung quốc ở Rôma cho biết, “một cuộc gặp như vậy rất khó xảy ra. Khi chủ tịch Trung Quốc đến Rôma năm 2019, ông đã không đến gặp giáo hoàng. Và bây giờ, chưa thấy một lợi ích gì từ phía Bắc Kinh để họ gặp. Dù có thể có một số người ở Vatican tích cực thúc đẩy ý tưởng cho một cuộc gặp này”. Tại Rôma, ngoại trưởng Pietro Parolin là một trong những người nhiệt thành ủng hộ đối thoại với Trung Quốc.
“Khó có thể, nhưng không phải là không thể”
Thần học gia và là nhà nhân chủng học Michel Chambon tại Viện Nghiên cứu về Châu Á, ở Singapore nói: “Theo tôi, một cuộc gặp như vậy có vẻ khó xảy ra, nhưng không phải là không thể”. Nhà nghiên cứu chuyên về Trung Quốc này xác định lợi ích của cả hai bên trong cuộc gặp: “Giáo hoàng mơ về một mối quan hệ hợp tác với Trung Quốc. Chủ tịch Trung Quốc có thể sử dụng cuộc gặp này như bằng chứng cho sự củng cố của Trung quốc trên bình diện quốc tế.”
Nhà nghiên cứu tin tưởng: “Thêm nữa, Kazakhstan là quốc gia thứ ba hữu ích để tổ chức một cuộc gặp như vậy, giống như Cuba vào năm 2016 cho cuộc gặp giữa thượng phụ Matxcova Kyrill và Đức Phanxicô.”
“Chúng ta đang ở trong một thời gian rất dài”
Ông nói tiếp: “Ngoài ra, hai người muốn đưa Trung Á thành tâm điểm. Với Đức Phanxicô, đó là vùng ngoại vi, với Tập Cận Bình, là đưa Kazakhstan vào vương miện Trung Quốc.” Ông phân tích: “Dù cuộc đối thoại hai bên đã có từ thế kỷ 13, nhưng sự ngờ vực giữa Trung Quốc và Tòa thánh vẫn còn khá mạnh”.
Ít nhất thì thời gian này là thời gian tế nhị, vì hai bên hiện đang đàm phán về việc gia hạn thỏa thuận bổ nhiệm giám mục, có hiệu lực từ năm 2018 và đã được gia hạn lần đầu năm 2020, nhưng sẽ hết hạn vào tháng 10 năm 2022. Trong nhiều tháng, Trung Quốc đã làm mọi cách để đảm bảo, thỏa thuận có thể được gia hạn mà không cần sửa đổi, thậm chí còn đi xa đến mức có thể cắt đứt quan hệ với Rôma để trì hoãn bất kỳ cuộc thảo luận nào. Nhưng rất gần đây, cuối cùng nhà chức trách Trung Quốc đã chấp nhận để một phái đoàn từ Vatican đến thăm thủ đô Trung Quốc từ ngày 28 tháng 8 đến ngày 2 tháng 9.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch