Các hình thức tôn thờ Thánh Thể
Sự phát triển lòng sùng kính đối với Thánh Thể qua việc chầu Thánh Thể xét như một lối sống tại giáo xứ có thể bao gồm:
• Viếng Thánh Thể lưu giữ trong Nhà tạm: là việc gặp gỡ Chúa cách ngắn ngủi, được thúc đẩy bởi niềm tin rằng Chúa đang hiên diện tại đây và hình thức này có đặc điểm là cầu nguyện trong thinh lặng.
Viếng Thánh Thể cách riêng tư như thế được minh nhiên cổ súy trong Giáo luật 1983, trong đó Giáo Hội mong muốn các Nhà thờ phải mở cửa ít là vài giờ mỗi ngày cho dân chúng đến tôn thờ Chúa chúng ta;[ix]
• Việc tôn thờ Thánh Thể được trưng bày ra bên ngoài: tức chầu Thánh Thể cách công khai theo những quyđịnh của phụng vụ qua việc chiêm ngắm Mình Thánh được đặt trong Hào quang hay Bình thánh trong một khoảng thời gian ngắn hay dài;[x]
• Việc tôn thờ được gọi là Chầu lượt, cũng như việc tôn thờ được gọi là Chầu Bốn mươi giờ: động viên cả một cộng đoàn tu trì hay một hiệp hội thánh thể, hoặc cả một cộng đoàn giáo xứ, và đó là những dịp để phát huy nhiều hình thức khác nhau để làm nổi bật những cách biểu lộ lòng sùng mộ Thánh Thể.[xi] Theo tiêu chí nghi thức và kỷ luật, chầu Thánh Thể có 3 hình thức sau:[xii]
• Hình thức đơn giản: tác viên mở cửa Nhà tạm, đặt Bình thánh ra ngoài, trên bàn thờ.
• Hình thức long trọng (trọng thể): đặt Mình Thánh trong Hào quang (Mặt nhật). • Hình thức kéo dài: việc trưng bày Thánh Thể có thể kéo dài nhiều giờ hay cả ngày (sau Thánh lễ Tiệc ly; chầu Bốn mươi giờ; chầu lượt)