Tin tứcGiáo Hội hoàn vũ

Đức Phanxicô, những dấu chỉ của quyền lực

Đức Phanxicô có nhiều phương pháp cai quản khác nhau, nhưng kỹ thuật của việc tương đối hóa quyền lực, hoặc là loại bỏ quyền lực, là phương pháp phổ biến nhất của ngài. Mỗi khi ngài muốn kiểm soát một số tình huống nào đó, ngài không thay đổi đường hướng cũng không khởi xướng cải cách. Đầu tiên, ngài lấy đi quyền lực và tín nhiệm từ những người ở văn phòng để cuối cùng cải cách.

Trong thời gian gần đây, phương pháp quản trị này ngày càng trở nên rõ ràng. Ví dụ rõ ràng nhất liên quan đến đại diện của giáo phận Rôma. Việc cải tổ giáo phận, tập trung quyền lực chủ yếu ở giáo hoàng, là đỉnh cao của một loạt sáng kiến dẫn ngài đến việc phá vỡ mọi chuỗi kiểm soát nội bộ có thể. Và cuối cùng là việc bãi bỏ hồng y Angelo de Donatis, đại diện của ngài ở giáo phận Rôma.

Từng bước, Đức Phanxicô xem hồng y De Donatis là một phụ tá như các phụ tá khác. Ngay cả “phó đại diện” là chức vụ mà giáo hoàng bỏ trống, rồi giao cho giám mục Gianpiero Palmieri, và sau đó lại bỏ trống khi ngài cử giám mục Palmieri đến giáo phận Ascoli. Chỉ với cuộc cải cách, Đức Phanxicô mới bổ nhiệm một “phó đại diện” là giám mục trẻ Baldassarre Reina, một giám mục bên ngoài giáo phận Rôma, ngài đến làm giám mục phụ tá chỉ một năm trước đó.

Và, trong kịch bản kinh điển nhất, người được ủy quyền nắm quyền quản lý hoạt động. Bởi vì chính giám mục Reina đã triệu tập các linh mục quản xứ Rôma ngày 2 tháng 3 để thảo luận việc cải tổ giáo phận, và chính ngài sẽ là người điều phối các công việc hứa hẹn căng thẳng và đặc trưng do sự vắng mặt liên tục. Trong khi chờ đợi, Đức Phanxicô đã bổ nhiệm ủy ban giám sát về các khía cạnh tài chính của giáo phận, một cơ quan đã được dự tính bởi cuộc cải cách.

Đức Phanxicô đã làm điều này trong nhiều trường hợp khác. Ngay khi ngài thấy có sự tập trung quyền lực, ngài sẽ tìm cách loại bỏ quyền lực khỏi những người phụ trách, kể cả có phải chấp nhận bãi chức.

Ngài đã làm như vậy đặc biệt với tình hình ở Ý, làm chứng cho một định kiến đáng kể chống lại sự kiểm soát của Ý trên các công việc của Vatican. Khi ngài muốn thay đổi chủ tịch Hội đồng Giám mục Ý, ngài bắt đầu gặp phó chủ tịch, tổng giám mục Galtiero Bassetti của Perugia, sau đó phong hồng y cho ngài. Quyết định này đã làm cho chủ tịch Hội đồng Giám mục Ý lúc bấy giờ là hồng y Angelo Bagnasco ở vào tình thế vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, hồng y đã kiên quyết cho đến khi hết nhiệm kỳ, chứng tỏ ngài biết cách đứng vững..

Trong thời gian này, Đức Phanxicô xin các giám mục Ý thay đổi quy tắc quy định, dự trù là giáo hoàng chọn chủ tịch và tổng thư ký cho họ,  dùng quyền hạn để quyết định gần như tàn bạo. Như ngài đã làm như vậy khi chọn giám mục Nunzio Galantino làm thư ký của các giám mục, mặc dù tên giám mục Galantino không ở trong bất kỳ danh sách nào mà các giám mục trình cho ngài.

Ngài cũng đã tước bỏ quyền lực chỉ đơn giản bằng cách cắt bỏ, như trường hợp hồng y Gerhard Ludwig Mueller, người bị “đóng băng” kể từ khi ngài kết thúc nhiệm kỳ năm năm bộ trưởng bộ Giáo lý Đức tin; với tổng giám mục Josef Clemens, nghỉ hưu khi mới 69 tuổi ở chức vụ thư ký của Hội đồng giáo hoàng về Giáo dân (là thư ký của Đức Bênêđictô XVI trước tổng giám mục Georg Gaenswein); và với tổng giám mục Gaenswein, chính thức được giữ lại chức vụ cai quản Phủ Giáo hoàng nhưng trên thực tế đã không thực thi chức vụ của mình.

Một phương thức hoạt động khác của ngài là bổ nhiệm các giám mục mà ngài nghĩ họ sẽ là cộng tác viên của ngài hoặc khi ngài muốn củng cố một vị trí nào đó. Mọi chuyện suôn sẻ với Đức ông Rolandas Mackrickas, ủy viên của nhà thờ Đức Bà Cả, người phải hoạt động trong tình hình tài chính khó khăn. Nhưng, với chức vụ giám mục, giáo hoàng muốn loại bỏ quyền lực cha chính xứ nhà thờ Đức Bà Cả, củng cố một ủy viên và từ đó nhằm có các cải cách nội bộ.

Và mới tuần trước, tin tức vừa loan Đức ông Alejandro Arellano Cedillo, tòa thượng thẩm Rôma sẽ được phong giám mục, chức vụ này không đòi hỏi phải là giám mục, dù trước đây cũng đã có tiền lệ. Tuy nhiên điều đáng ngạc nhiên là chức vụ này không vào tay người tiền nhiệm của Arellano, Đức ông Pio Vito Pinto, người đã làm việc gay go để chứng minh mình phù hợp với đường lối suy nghĩ của Đức Cha Phanxicô, ủng hộ việc áp dụng các quy tắc mới về tiêu hôn.

Một lần nữa, đây không phải là lần đầu tiên. Trong số những việc đầu tiên của guồng máy quản trị của ngài, Đức Phanxicô phong giám mục cho Victor Fernandez, khi đó là hiệu trưởng trường Đại học công giáo Argentina. Một tấn phong nghe có vẻ như để trả thù vì ngài đã muốn Fernandez lãnh đạo Đại học công giáo trái với ý kiến của Bộ Giáo dục Công giáo, đặc biệt là với tổng giám mục Jean-Louis Brugues, thư ký lúc bấy giờ, người sau này trở thành Thủ thư của Tòa Thánh.

Không phải là trùng hợp, tổng giám mục Brugues chưa bao giờ được phong hồng y dù chức vụ của ngài, trong khi tổng giám mục Tolentino Mendonça thì được, ngay sau khi được bổ nhiệm làm người kế vị. Cũng không phải ngẫu nhiên mà trong các danh sách phong hồng y đều có các hồng y trên tám mươi, những người có thể được coi là “hồng y khắc phục”. Họ là những hồng y được phong để thể hiện sự bất đồng của giáo hoàng với một số quyết định được đưa ra trong quá khứ và do đó được phong để hợp pháp hóa những ý kiến này, thay vì bị gạt ra ngoài lề.

Nói tóm lại, dường như Đức Phanxicô có một ngôn ngữ quyền lực chính xác, dựa trên các cử chỉ, các mũ đỏ và tím, với các chức vụ chính thức khi không cần thiết, và với quyền lực bị loại bỏ một cách không chính thức để không gây ồn ào.

Ngắn gọn, ngài không phải là giáo hoàng làm việc tùy tiện. Và có lẽ chúng ta nên chịu mất lớp vỏ của một giáo hoàng thực hành tính đồng nghị, bởi vì thay vào đó, ngài tập trung quyền lực và các quyết định. Tất nhiên, tất cả các giáo hoàng đều là vua, nhưng ít người dùng tất cả  các đặc quyền của vua. Đức Phanxicô đã dùng. Điều này không thể phủ nhận.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Đức Phanxicô có nhiều phương pháp cai quản khác nhau, nhưng kỹ thuật của việc tương đối hóa quyền lực, hoặc là loại bỏ quyền lực, là phương pháp phổ biến nhất của ngài. Mỗi khi ngài muốn kiểm soát một số tình huống nào đó, ngài không thay đổi đường hướng cũng không khởi xướng cải cách. Đầu tiên, ngài lấy đi quyền lực và tín nhiệm từ những người ở văn phòng để cuối cùng cải cách.

Trong thời gian gần đây, phương pháp quản trị này ngày càng trở nên rõ ràng. Ví dụ rõ ràng nhất liên quan đến đại diện của giáo phận Rôma. Việc cải tổ giáo phận, tập trung quyền lực chủ yếu ở giáo hoàng, là đỉnh cao của một loạt sáng kiến dẫn ngài đến việc phá vỡ mọi chuỗi kiểm soát nội bộ có thể. Và cuối cùng là việc bãi bỏ hồng y Angelo de Donatis, đại diện của ngài ở giáo phận Rôma.

Từng bước, Đức Phanxicô xem hồng y De Donatis là một phụ tá như các phụ tá khác. Ngay cả “phó đại diện” là chức vụ mà giáo hoàng bỏ trống, rồi giao cho giám mục Gianpiero Palmieri, và sau đó lại bỏ trống khi ngài cử giám mục Palmieri đến giáo phận Ascoli. Chỉ với cuộc cải cách, Đức Phanxicô mới bổ nhiệm một “phó đại diện” là giám mục trẻ Baldassarre Reina, một giám mục bên ngoài giáo phận Rôma, ngài đến làm giám mục phụ tá chỉ một năm trước đó.

Và, trong kịch bản kinh điển nhất, người được ủy quyền nắm quyền quản lý hoạt động. Bởi vì chính giám mục Reina đã triệu tập các linh mục quản xứ Rôma ngày 2 tháng 3 để thảo luận việc cải tổ giáo phận, và chính ngài sẽ là người điều phối các công việc hứa hẹn căng thẳng và đặc trưng do sự vắng mặt liên tục. Trong khi chờ đợi, Đức Phanxicô đã bổ nhiệm ủy ban giám sát về các khía cạnh tài chính của giáo phận, một cơ quan đã được dự tính bởi cuộc cải cách.

Đức Phanxicô đã làm điều này trong nhiều trường hợp khác. Ngay khi ngài thấy có sự tập trung quyền lực, ngài sẽ tìm cách loại bỏ quyền lực khỏi những người phụ trách, kể cả có phải chấp nhận bãi chức.

Ngài đã làm như vậy đặc biệt với tình hình ở Ý, làm chứng cho một định kiến đáng kể chống lại sự kiểm soát của Ý trên các công việc của Vatican. Khi ngài muốn thay đổi chủ tịch Hội đồng Giám mục Ý, ngài bắt đầu gặp phó chủ tịch, tổng giám mục Galtiero Bassetti của Perugia, sau đó phong hồng y cho ngài. Quyết định này đã làm cho chủ tịch Hội đồng Giám mục Ý lúc bấy giờ là hồng y Angelo Bagnasco ở vào tình thế vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, hồng y đã kiên quyết cho đến khi hết nhiệm kỳ, chứng tỏ ngài biết cách đứng vững..

Trong thời gian này, Đức Phanxicô xin các giám mục Ý thay đổi quy tắc quy định, dự trù là giáo hoàng chọn chủ tịch và tổng thư ký cho họ,  dùng quyền hạn để quyết định gần như tàn bạo. Như ngài đã làm như vậy khi chọn giám mục Nunzio Galantino làm thư ký của các giám mục, mặc dù tên giám mục Galantino không ở trong bất kỳ danh sách nào mà các giám mục trình cho ngài.

Ngài cũng đã tước bỏ quyền lực chỉ đơn giản bằng cách cắt bỏ, như trường hợp hồng y Gerhard Ludwig Mueller, người bị “đóng băng” kể từ khi ngài kết thúc nhiệm kỳ năm năm bộ trưởng bộ Giáo lý Đức tin; với tổng giám mục Josef Clemens, nghỉ hưu khi mới 69 tuổi ở chức vụ thư ký của Hội đồng giáo hoàng về Giáo dân (là thư ký của Đức Bênêđictô XVI trước tổng giám mục Georg Gaenswein); và với tổng giám mục Gaenswein, chính thức được giữ lại chức vụ cai quản Phủ Giáo hoàng nhưng trên thực tế đã không thực thi chức vụ của mình.

Một phương thức hoạt động khác của ngài là bổ nhiệm các giám mục mà ngài nghĩ họ sẽ là cộng tác viên của ngài hoặc khi ngài muốn củng cố một vị trí nào đó. Mọi chuyện suôn sẻ với Đức ông Rolandas Mackrickas, ủy viên của nhà thờ Đức Bà Cả, người phải hoạt động trong tình hình tài chính khó khăn. Nhưng, với chức vụ giám mục, giáo hoàng muốn loại bỏ quyền lực cha chính xứ nhà thờ Đức Bà Cả, củng cố một ủy viên và từ đó nhằm có các cải cách nội bộ.

Và mới tuần trước, tin tức vừa loan Đức ông Alejandro Arellano Cedillo, tòa thượng thẩm Rôma sẽ được phong giám mục, chức vụ này không đòi hỏi phải là giám mục, dù trước đây cũng đã có tiền lệ. Tuy nhiên điều đáng ngạc nhiên là chức vụ này không vào tay người tiền nhiệm của Arellano, Đức ông Pio Vito Pinto, người đã làm việc gay go để chứng minh mình phù hợp với đường lối suy nghĩ của Đức Cha Phanxicô, ủng hộ việc áp dụng các quy tắc mới về tiêu hôn.

Một lần nữa, đây không phải là lần đầu tiên. Trong số những việc đầu tiên của guồng máy quản trị của ngài, Đức Phanxicô phong giám mục cho Victor Fernandez, khi đó là hiệu trưởng trường Đại học công giáo Argentina. Một tấn phong nghe có vẻ như để trả thù vì ngài đã muốn Fernandez lãnh đạo Đại học công giáo trái với ý kiến của Bộ Giáo dục Công giáo, đặc biệt là với tổng giám mục Jean-Louis Brugues, thư ký lúc bấy giờ, người sau này trở thành Thủ thư của Tòa Thánh.

Không phải là trùng hợp, tổng giám mục Brugues chưa bao giờ được phong hồng y dù chức vụ của ngài, trong khi tổng giám mục Tolentino Mendonça thì được, ngay sau khi được bổ nhiệm làm người kế vị. Cũng không phải ngẫu nhiên mà trong các danh sách phong hồng y đều có các hồng y trên tám mươi, những người có thể được coi là “hồng y khắc phục”. Họ là những hồng y được phong để thể hiện sự bất đồng của giáo hoàng với một số quyết định được đưa ra trong quá khứ và do đó được phong để hợp pháp hóa những ý kiến này, thay vì bị gạt ra ngoài lề.

Nói tóm lại, dường như Đức Phanxicô có một ngôn ngữ quyền lực chính xác, dựa trên các cử chỉ, các mũ đỏ và tím, với các chức vụ chính thức khi không cần thiết, và với quyền lực bị loại bỏ một cách không chính thức để không gây ồn ào.

Ngắn gọn, ngài không phải là giáo hoàng làm việc tùy tiện. Và có lẽ chúng ta nên chịu mất lớp vỏ của một giáo hoàng thực hành tính đồng nghị, bởi vì thay vào đó, ngài tập trung quyền lực và các quyết định. Tất nhiên, tất cả các giáo hoàng đều là vua, nhưng ít người dùng tất cả  các đặc quyền của vua. Đức Phanxicô đã dùng. Điều này không thể phủ nhận.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài viết liên quan

Back to top button