Giáo Hội hoàn vũTin tức

Ở Hoa Kỳ gia đình Toni và Nick tiếp nhận người vô gia cư vào nhà họ

by Phanxicovn

Gia đình Toni và Nick với người vô gia cư họ đón nhận. Hình của Toni Baier

fr.aleteia.org, Theresa Civantos Barber, Cécile Séveirac, 2022-10-26

Tại Hoa Kỳ, hiệp hội Lều Thiêng (Sacred Tent) mang đến cho người vô gia cư chịu cảnh cô đơn và nghèo đói mái ấm gia đình  và bầu khí sống của gia đình kitô. Toni và Nick là tấm gương cụ thể và sống động lời dạy của Chúa Kitô: “Những gì anh em làm cho người thấp bé nhất là anh em làm cho Ta”.

Câu: “Ngày tôi gặp tai ương hoạn nạn, Người che chở tôi trong lều thánh, đem giấu tôi thật kín trong nhà, đặt an toàn trên tảng đá cao” của Thánh vịnh 27 là kim chỉ nam của hiệp hội Lều Thiêng, với sứ mệnh cung cấp chỗ ở, thức ăn, cũng như tình cảm và đời sống cầu nguyện cho những người cần đến nhất. Hiệp hội cung cấp nơi ở cho người vô gia cư ở ngoại ô Chicago, và quy tụ các gia đình sẵn sàng cho người vô gia cư hội nhập vào cuộc sống hàng ngày của họ. Đó là “Nhà Công nhân Công giáo” một hiệp hội do bà Dorothy Day thành lập năm 1933. Dorothy Day là nhà báo Mỹ, có quá khứ nỗi loạn, bà trở lại đạo công giáo và trở thành Tôi tớ Chúa cho chứng nhân đức tin và công việc xã hội của bà.

Toni và Nick Baier gia nhập cộng đoàn “Công nhân Công giáo” này được gần bốn năm. Họ có bốn người con và sắp có đứa thứ năm, họ tiếp nhận tổng cộng là mười hai người từ khi họ mở cửa căn nhà cho người vô gia cư. Bà Toni, mẹ gia đình giải thích như bà Dorothy Day đã giải thích, “muốn đối xử với mọi người như chính họ là Chúa Kitô”: “Chúng tôi tự nói, nếu chúng tôi sống trọn vẹn cuộc sống gia đình này ở nhà, chúng tôi có thể mời những người sống một mình chia sẻ với chúng tôi.”

Hình của Toni Baier

Hai người đã có kinh nghiệm phục vụ nhân đạo trong ba tháng, nhanh chóng họ cảm thấy được kêu gọi “sống đời sống hiếu khách triệt để”. Họ tiếp nhận những người đang cần đến họ trong một thời gian tạm thời (tối đa hai năm) và nỗ lực đưa những người này làm lại cuộc đời, đặt ra các mục tiêu nghề nghiệp cho họ. Bà Toni giải thích với trang Aleteia: “Khi họ rời gia đình chúng tôi, họ phải độc lập, có căn hộ riêng, có xe riêng và có một công việc bền vững.”

Chúng tôi nghĩ rằng đời sống gia đình mà chúng tôi mang lại cho họ quan trọng hơn nhiều so với những thứ vật chất.

Mối quan hệ này đòi hỏi hai bên phải tin tưởng nhau. Tuy nhiên, việc hội nhập người vô gia cư đi theo một tiến trình đã thành công, nhất là khi có sự tham dự của các con: “Một khi có người nạp đơn, chúng tôi sẽ có bữa ăn đầu tiên với họ, nếu tất cả chúng tôi cảm thấy thoải mái với nhau, chúng tôi sẽ kiểm tra các sinh hoạt của họ trước đây.”

Khi người vô gia cư đặt hành lý xuống và hòa nhập vào cuộc sống gia đình, họ sẽ tham dự vào bữa ăn gia đình, các trò chơi, công việc nhà, các việc vặt, nhưng trên hết là những giây phút cầu nguyện chung… Hai người nói: “Chúng tôi nghĩ rằng đời sống gia đình mà chúng tôi mang lại cho họ quan trọng hơn nhiều so với những thứ vật chất (…) khách của chúng tôi không phải là một con số, họ là một phần không thể thiếu trong ngôi nhà của chúng tôi.”

Theo họ, đây là một sứ mệnh cần thiết và là ơn gọi phải làm, vì “Giáo hội cần nhiều căn nhà tiếp nhận cho giáo dân hoặc các thành viên của cộng đồng, những người già cả, neo đơn và thiếu thốn. Thánh Têrêxa Avila nói: “Chúa Kitô không có thân thể nào trên trái đất này ngoài thân thể của bạn, cũng không có bàn tay nào khác ngoài bàn tay của bạn, không có đôi chân nào khác ngoài đôi chân của bạn. Chính qua đôi mắt của bạn mà lòng thương xót Chúa được nói lên; nhờ đôi chân của bạn mà Ngài bước đi để làm điều tốt; và nhờ bàn tay của bạn mà Ngài sẽ ban phép lành cho nhân loại ngày nay”.

Marta An Nguyễn dịch

Bài viết liên quan

Back to top button