Tin tứcGiáo Hội hoàn vũ

Làm thế nào Rôma chuẩn bị cho việc theo dõi Thượng hội đồng về tương lai Giáo hội

by Phanxicovn

Đức Phanxicô trong cuộc họp với các đại diện của các hội đồng giám mục từ khắp nơi trên thế giới tại Vatican ngày 9 tháng 10 năm 2021. (Ảnh CNS / Paul Haring)

la-croix.com, Loup Besmond de Senneville, Rôma, Malo Tresca và Benoỵt Fauchet, 2022-09-21

Ngày thứ tư 2 tháng 9, hơn hai mươi nhà thần học họp tại Frascati, gần Rôma, họ chuẩn bị tổng hợp các hồ sơ cuộc tham khảo về tương lai Giáo hội công giáo đã thực hiện trên khắp thế giới trong những tháng gần đây. Một công việc tế nhị, khi quá trình thượng hội bị nhiều chỉ trích.

Làm thế nào Thượng Hội đồng về tương lai Giáo hội tiếp tục khi giai đoạn đầu tiên vừa kết thúc? Để trả lời câu hỏi này, kể từ ngày thứ tư 21 tháng 9, 23 chuyên gia, các nhà thần học trên thế giới về họp tại Frascati, cách Rôma khoảng 20 cây số. Mục tiêu của mười ngày làm việc này: kiểm tra các báo cáo của các giám mục trên khắp thế giới gởi về. Và tổng hợp nó.

Công việc triển khai này rất tinh vi. Thứ nhất, vì các chủ đề qua 110 tài liệu của 114 hội đồng giám mục được gửi đến ban thư ký chung của Thượng hội đồng, có thể nói là các tài liệu này rất khác nhau. Sau đó, vì ở một số quốc gia, tiến trình thượng hội đồng bị trách cứ dành phần lớn cho các lời kêu gọi thay đổi, do một số người ủng hộ vai trò của giáo dân trong Giáo hội, đặc biệt là vai trò của phụ nữ nhưng không thực sự phản ánh quan điểm của người công giáo. Cuối cùng, vì hàng triệu người công giáo đã tham gia vào cuộc tham vấn này trên khắp thế giới sẽ không chú ý đến tài liệu được triển khai tại Frascati cho đến ngày 3 tháng 10.

Phụ nữ đang vươn lên tầm cao mới tại Vatican. Họ có thể thay đổi Giáo hội mãi mãi không?

Một nhà thần học giải thích: “Ý tưởng của tài liệu này là các giám mục của mỗi lục địa có thể tìm thấy con đường của họ, đồng thời nhận thức được những vấn đề đang gặp ở những nơi khác trên thế giới. Để thực hiện công việc rất tế nhị này, các thần học gia phải đọc tài liệu của mỗi quốc gia, sau đó họ sẽ trình bày một tổng hợp mới bằng hai ngôn ngữ Ý và Anh. Và phải thừa nhận, “văn bản được đăng sẽ không hài lòng tất cả mọi người”.

Hồng y Schönborn: “Thượng Hội Đồng là cách đào sâu dần dần các giáo huấn của Công Đồng Vatican II.”

Không phải là “văn bản Huấn quyền”

Sau đó, văn bản sẽ trở thành như thế nào? Được công bố rộng rãi vào giữa tháng 10 và sẽ gởi đến tất cả các hội đồng giám mục trên thế giới, các hội đồng này sẽ tự do phản ứng với nội dung của văn bản. Ở Rôma, người ta giải thích: “Những nhận xét này dù tích cực hay phản biện sẽ đóng vai trò quan trọng trong các cuộc họp cấp châu lục”, và được xem như tài liệu làm việc chứ không phải “văn bản từ Huấn quyền”.

Từ tháng 1, khi thuận tiện, mỗi châu lục sẽ tự do tổ chức các cuộc họp. Tuy nhiên, với một số điều kiện do Rôma áp đặt: các cuộc họp phải kéo dài ít nhất năm ngày, được tổ chức với sự hiện diện của giáo dân, và có thể bao gồm thời gian họp cụ thể cho các giám mục. Ngày tháng cũng đã được ấn định ở một số nơi: châu Âu sẽ sẽ mở đầu công việc của họ ở Praha ngày 5 tháng 2 năm 2023, châu Phi ở Addis Ababa ngày 1 tháng 3 và Châu Mỹ La-tinh ở Bogota ngày 20 tháng 3.

“Dù sao động lực của Thượng hội đồng đã bị rơi xuống”

Ở Pháp, giai đoạn lục địa mở đầu, các đường nét tổ chức vẫn còn rất mơ hồ, ở giai đoạn này đã thấy một sự tách rời tương đối, đầy những lo ngại. Bà Anne Ferrand, nữ thánh hiến của giáo phận Rodez thừa nhận: “Chúng ta có thể nhanh chóng cảm thấy xa cách với những gì sẽ diễn ra trên quy mô lục địa… Đặc biệt vì chúng ta có rất ít kinh nghiệm về cuộc gặp gỡ kiểu này với các nước láng giềng châu Âu.”

Một kịch bản làm nhiều người hoài nghi, vừa về các ranh giới bị rứt nạn, vừa về những nhạy cảm của các giám mục, vừa về các thực tế giáo hội khác nhau – được đánh dấu giữa một số quốc gia. Một cha xứ công kích: “Tôi gặp rất nhiều khó khăn khi hình dung những gì có thể xảy ra cụ thể từ phiên họp này. Dù sao động lực của Thượng hội đồng đã giảm, phần lớn các tín hữu – những người trẻ tuổi, những người nhạy cảm cổ điển hơn… – không muốn tham gia vào tiến trình này, vì phương pháp này không thích hợp với họ, họ hoàn toàn không thấy mình trong tổng thể quốc gia Pháp gởi về Rôma”.

“Hơi quá sớm” để nói lên

Báo La Croix hỏi các thành viên của nhóm quốc gia đi theo tiến trình thượng hội đồng ở Pháp thì họ cho rằng còn “hơi quá sớm” để nói về chủ đề này.

Hồng Y Marx: “Chúng tôi không muốn viết lại giáo điều, chúng tôi muốn thúc đẩy thảo luận”

Giám mục Jean-Marc Eychenne. Giáo phận Grenoble-Vienne thừa nhận: “Trong một tổng hợp, theo định nghĩa, chúng ta không thể tìm thấy những gì đã có trong mỗi nguyên văn: khi chúng ta nhìn vào tổng hợp lục địa, chúng ta sẽ thấy khoảng trống có liên quan đến tài liệu quốc gia của chúng tôi. Nhưng thật đẹp, vì đây là lần đầu tiên Giáo hội công giáo làm một việc mang tính chất này, bắt đầu từ cơ sở và cuối cùng lên đến Giáo hội hoàn vũ.”

Mong chờ rất lớn ở Pháp

Tại Pháp, gần 150.000 giáo dân đã góp tiếng nói của mình, họ mong chờ nhiều vào việc cải tổ Giáo hội. Trong số các chủ đề được đề cập có các chủ đề: vị trí của giáo dân trong thể chế, đặc biệt là vị trí của phụ nữ, trong cơ sở giáo dục, các vấn đề về quản trị, quan tâm đến người nghèo nhất, phụng vụ, vấn đề bắt buộc độc thân của các linh mục, báo La Croix phỏng vấn hàng chục người tham gia, họ cho biết đã tìm thấy “y hệt” các yêu cầu nổi bật của các nhóm phản ánh nhỏ của họ trong bản tóm tắt quốc gia gởi đến Vatican. Một văn bản mà các giám mục cuối cùng đã quyết định, trong một đảo ngược ngoạn mục, chỉ thêm “lá thư kèm theo” vào cuối Hội nghị bất thường của họ ở Lyon, tháng 6 năm ngoái.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm
Close
Back to top button