Tin tứcGiáo Hội hoàn vũ

Mệt mỏi vì tất cả những chuyện này sao?

by Phanxicovn

Gần đây Đức Phanxicô kêu gọi hòa giải ở Canada. Tuy nhiên, chúng ta cũng thấy ở đây, những người được cho là nhạy cảm vẫn chưa đủ nhạy cảm trong trường hợp các vụ lạm dụng. Linh mục Dòng Tên Andreas Batlogg vừa viết về vấn đề này trong số mới nhất của báo Đức Chúa Kitô và Thế giới (Christ und Welt). Chúng tôi dịch toàn bộ bài báo của linh mục ra tiếng Pháp với sự đồng ý của nhà xuất bản.

Linh mục Dòng Tên Andreas R. Batlogg

Điều mà “vị giáo hoàng tội nghiệp” hẳn đã “nghe thấy” trong chuyến đi Canada… Đây là những gì một trong các đồng nghiệp của tôi nói. Thế mà tôi nghĩ Đức Phanxicô phải nghe thấy tất cả những điều này. Quá nhiều mục tử (vẫn) còn nghĩ rằng cuối cùng chúng ta phải “chấm dứt” chủ đề lạm dụng. Đây chính là lý do vì sao giáo hoàng phải lắng nghe những người trong cuộc, ngài phải chấp nhận nghe những lời xúc phạm, trách móc, ngài phải im lặng và xin được tha thứ.

Đó là những gì Đức Phanxicô đã làm gần đây ở Canada, một cách ấn tượng và thuyết phục. Ngài là người của những cử chỉ, người thường tìm ra những từ thích hợp. Ngài không chỉ thú nhận mình “rất đau lòng” trước những đau khổ Giáo hội đã gây ra trong nhiều thập kỷ ở các trường nội trú cho hàng chục ngàn trẻ em bị tấn công tình dục, lạm dụng và bị tước đoạt văn hóa bản địa của các em. Ngài cũng nói về “nỗi đau, phẫn nộ và xấu hổ”. Lần này, ngài xin “tha thứ cho cách mà, thật không may, nhiều tín hữu kitô đã ủng hộ việc thực dân hóa và áp bức các dân tộc bản địa”. Ngài nhắc lại trong dịp này: “Tôi khiêm tốn cầu xin sự tha thứ cho tội ác của rất nhiều kitô hữu đã chống lại các dân tộc bản địa”.

Nhiều nhà lãnh đạo đã bày tỏ sự tôn trọng trước hành vi của Đức Phanxicô. Im lặng, ngài ngồi trên chiếc xe lăn trước nghĩa trang đầy các cây thánh giá trắng tưởng niệm những người con đã khuất. Tuy nhiên, có một số người trong cuộc xem chuyến tông du này như trò hề. Theo họ, lời nói và cử chỉ là chưa đủ. Thái độ này là kết quả của nhiều thập kỷ khất đi khất lại, ăn xin để được công nhận sự bất công mà họ phải chịu và không được đền bù. Tôi có thể hiểu họ. Lạm dụng tình dục và bạo lực đã ghi vào câu chuyện gia đình của họ. Lời nói hay lời cầu nguyện không đủ để làm cho chúng biến mất. Chữa bệnh và hòa giải nên là công việc của tất cả mọi người, không phải của chỉ giáo hoàng.

Và đó là vấn đề ở đây: Nhiều linh mục vẫn còn tiếp tục nghĩ, việc giải quyết vấn đề này tùy thuộc vào giáo hoàng, giám mục, các cha tổng đại diện, các nhà lãnh đạo cơ sở, các bề trên dòng và các chuyên gia. Chủ đề đã được ủy quyền cho họ. “Đủ rồi!”, “Tôi đã đọc, đã nghe, đã thấy đủ…” đó là thái độ có thể xuất phát từ việc ủy thác trực tiếp hoặc gián tiếp này. Ai (nghĩ và) nói theo cách này, một lần nữa họ làm tổn thương những người trong cuộc. Những người này phải (và vẫn) là trọng tâm của mối quan tâm, và như thế, là với tất cả mọi người. Không phải chỉ nơi những người có “chức vụ” chăm sóc. “Sự bão hòa” đôi khi mở ra, được thấy nơi một số người mà chủ đề không do “phương tiện truyền thông” chế ra, không nên xem trọng.

Vào thời điểm đó, tôi không đánh giá cao tuyên bố của một bề trên tỉnh dòng: “Tất cả chúng ta đều là thành viên của một cộng đồng phạm pháp”. Đúng vậy, thực sự, “những chuyện như vậy” cũng đã xảy ra giữa các tu sĩ Dòng Tên chứ không chỉ trong các dòng tu khác. Dĩ nhiên chúng ta không thể mong chờ những hiểu biết thấu đáo trong những chuyện phiếm vào giờ ăn trưa, ngay cả giữa các tu sĩ Dòng Tên – dù đôi khi tôi vẫn thích có một bài đọc ở bàn ăn sẽ đảm bảo một số kiến thức hoặc ít nhất là một giá trị giải trí nào đó.

Làm thế nào chúng ta có thể nghiêm túc tin rằng thần học và việc rao giảng trong tương lai có thể được thực hiện “mà không” đề cập đến chủ đề lạm dụng? Không thể và không nên có một kết luận. Mặt khác, ngay cả khi chúng ta cho rằng chuyện tương tự cũng đã xảy ra ở các thể chế công cộng, câu lạc bộ thể thao hay trong các ban nhạc, thì điều này cũng như cái tát vào mặt các nạn nhân của các tổ chức giáo hội.

Sự vô cảm của cái gọi là nhạy cảm nơi các linh mục và tu sĩ là một sự sỉ nhục. Nó vừa làm cho tôi tức giận vừa làm cho tôi buồn. Chúng ta đã học được gì không? Đặc biệt là trong thế hệ của hầu hết những người phạm tội, có lẽ cũng vì chính họ là nạn nhân của một “hệ thống” mà chúng ta chưa bao giờ thực sự nói về tình dục và sự thái quá của nó, trong đó chúng ta quy mọi thứ “với chính mình”, với những hậu quả mà chúng ta biết, thường là bệnh hoạn hoặc tội phạm.

Lạm dụng, một “chủ đề nhức nhối” luôn “đi theo chúng ta như hình với bóng”: chúng ta sẽ không bao giờ thoát ra khỏi nó sao?

Những người mong muốn như thế, họ không ý thức về thực tế. Trốn tránh trong sắc chỉ học thuật hay mục vụ, chắc chắn trong đó chúng ta có thể tìm được những điều tốt nhưng không giúp ích gì. Hai cám dỗ này là kết quả của thái độ phòng vệ. Thực tế là phải được “quản lý”, các chủ đề khó chịu (lại) bị đẩy vào một cuộc thảo luận cộng đồng. Mặc dù so sánh là khập khiễng: cũng như một số người nghĩ rằng, ở thời điểm sau mười hai năm thời kỳ nazi, họ có thể ít nhiều làm lại mà không cần chuyển ngọn đuốc của thời kỳ trước chiến tranh, một số giáo sĩ và các dòng tu vẫn còn nghĩ tất cả đã bắt đầu đúng! Một điều chắc chắn: các người có trách nhiệm và các chuyên gia tham khảo ý kiến nhau một cách có uy thế. Cách làm chuyên nghiệp vẫn có. Tuy nhiên, điều quan trọng không kém là chủ đề này không biến mất khỏi chương trình nghị sự của đời sống cụ thể tại chỗ hay vẫn còn là điều cấm kỵ trong các giáo phận và các dòng tu. “Lối sống linh mục” thực sự mang một cái gì đó khác hơn là đời sống đời sống độc thân không cam kết. Sự trưởng thành về cảm xúc và tình dục, sức khỏe tinh thần và sự cân bằng, minh bạch và trung thực, tất cả những điều này cũng đóng một vai trò trong vấn đề lạm dụng tình dục và bạo lực tình dục.

Linh mục Dòng Tên Klaus Mertes giải thích: “Sau khi nạn nhân của mục vụ giáo hội lên tiếng trong Giáo hội, họ không chỉ bước ra khỏi vị trí. Đặt mình vào vị trí của các nạn nhân có nghĩa là nói về Giáo hội và đức tin, khởi đi từ nguyên tắc các nạn nhân của việc chăm sóc mục vụ của Giáo hội hoặc của những người khác trong cuộc của chủ đề đang được lắng nghe. Đạo đức giả trong Giáo hội bắt đầu ngay từ lúc chúng ta nói về những người mà chúng ta nghĩ họ vắng mặt khác hơn là sự hiện diện của họ. Các nạn nhân của chăm sóc mục vụ trong Giáo hội là một kho âm vang trong đó Giáo hội nghe thấy tiếng nói của mình và từ đó có thể kiểm chứng lời mình nói”.

Theo tôi, điểm này tóm tắt một cách hoàn hảo những gì chúng ta phải nói trong các giáo phận và dòng tu bên ngoài phương pháp xử lý hợp pháp, tâm lý hoặc thần học nào: cùng nhau đối thoại! Nhưng hãy nói khác đi, với đồng cảm, nhạy cảm, chân thực và nghiêm túc hơn. Ở đây, thậm chí còn nhiều hơn các lĩnh vực khác, chúng ta phải thể hiện “lòng nhân ái”.

Trong nhật báo Đức Die Zeit của Đức, bà Evelyn Finger đã bình luận về các bài phát biểu của giáo hoàng ở Canada như sau: “Đức Phanxicô đã củng cố thêm cho việc tự-tố cáo khi dẫn lời nhà văn Elie Wiesel, người sống sót sau thảm họa diệt chủng người do thái Holocaust: Đối lập với sự sống không phải là cái chết, mà là thờ ơ. Theo ngài, phải chấm dứt sự thờ ơ của Giáo hội. Mức độ nghiêm trọng các ý chỉ của ngài cũng được chứng tỏ qua sự hỗ trợ mà Giáo hội sẽ mang đến trong tương lai để các nạn nhân vượt qua đau khổ của họ, và không chỉ ở Canada.”

Trên tờ Furche, nhà thần học chính thống của Salzburg, Gregor Maria Hoff, đã đưa ra quan điểm này trong bài bình luận của ông về quan điểm của Vatican với con đường hiệp hành ở Đức: “Điều thực sự kinh hoàng là sự thờ ơ không đồng cảm này liên quan đến lý do tồn tại theo con đường thượng hội đồng ở Đức: xử lý các vụ bê bối lạm dụng tình dục… Ai không quyết tâm tham gia vào việc xử lý có hệ thống phức tạp của các vụ lạm dụng trong Giáo hội công giáo, sẽ làm suy yếu sự hiệp nhất của Giáo hội theo cách thức của chính họ: điều đó không chỉ phá hủy những gì còn lại của uy tín Giáo hội, mà còn làm đau cho các nạn nhân của các vụ lạm dụng hơn nữa”.

Tất cả những ai muốn thấy con đường hiệp hành là “mối đe dọa cho sự hiệp nhất của Giáo hội” nên suy nghĩ kỹ. Đó là cái nhìn mộng tưởng, một nỗi sợ hãi và một sáo rỗng, vượt ra ngoài bất cứ điều gì được thiết lập trong các quy chế, không nhắm đến một “con đường cụ thể của Đức”. Thần học gia Hoff cũng đưa ra một cách đúng đắn, mối quan tâm được thể hiện trong “tuyên bố của Tòa thánh” đã cản trở chương trình thượng hội đồng của giáo hoàng. Quỳ gối ăn năn, lời nói hoặc cử chỉ của giáo hoàng là một chuyện. Một thay đổi não trạng trong hàng giáo sĩ, từ chuyện phiếm trên bàn ăn buổi trưa là cả một thay đổi khác. Lạm dụng tình dục không thể được chống lại với những đau khổ khác. Nó bắt đầu với ngôn ngữ!

Tác giả:

Linh mục Dòng Tên Andreas R. Batlogg sinh năm 1962 tại Lustenau / Vorarlberg. Năm 1985, ngài vào tỉnh dòng Áo. Thụ phong linh mục năm 1993, theo học triết học và thần học ở Innsbruck, Israel và Vienna. Luận án tiến sĩ của ngài về Kitô học của Karl Rahner. Cho đến tháng 12 năm 2017, linh mục Batlogg là nhà xuất bản và biên tập viên của tạp chí văn hóa Dòng Tên Đức Stimmen der Zeit và đồng biên tập báo Sämtliche Werke của Karl Rahner. Hiện nay linh mục sống và làm việc tại Munich. Các tác phẩm gần đây của linh mục Der evangelische Papst Hält Franziskus, was er verpricht? (tạm dịch Đức Phanxicô có tuân giữ những gì ngài đã hứa không? Kösel, 2018) và Durchkreuzt. Mein Leben mit der Diagnose Krebs (Vượt qua. Cuộc sống của tôi với chẩn đoán ung thư, Tyrolia, 2019).

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài viết liên quan

Back to top button