Tin tứcGiáo Hội hoàn vũ

Những lố lăng ngông cuồng của con người không có Chúa

by Phanxicovn

Cháy ở Opera, Place du Louvre (1781) Hubert Robert. Anna Maria Franceschini, CC BY-SA 4.0, Wikimedia Commons.

fr.aleteia.org, linh mục Dòng Tên Jean-Francois Thomas, 2011-11-15

Một chút hợp lý là những gì giúp cho chúng ta bám vào thực tế, khi nhiều điểm quy chiếu cho đến bây giờ tưởng như không thể chiến bại đều sụp đổ.

Chúng ta không cần phải là một giáo sĩ vĩ đại hay một nhà tiên tri để nhận ra dấu hiệu của những căn bệnh đang gặm nhấm chúng ta, cả trong xã hội dân sự lẫn trong Giáo hội. Sự lây lan của xã hội trên Giáo hội ngày càng hung hãn, tất cả sẽ như vậy nếu binh lính của Chúa Kitô muốn hạ vũ khí và đầu hàng tinh thần thế gian, hậu quả là họ phải gánh chịu tất cả những xấu xa đi kèm với sự phản bội hèn nhát này. Tác giả Hilaire Belloc lưu ý, “tất cả con người đều có bản năng chiến đấu; ít nhất, tất cả những người có sức khỏe tốt ” (Những dị giáo lớn. Giáo hội trong cơn lốc. Les Grandes Hérésies. L’Église dans la tourmente). Cơ thể bệnh tật thì không còn khả năng phản ứng chống lại những tấn công hung hăng và đôi khi còn không muốn tấn công, muốn buông rơi mọi sự. Khi người tín hữu trở nên hờ hững, họ bị mọi chất độc của môi trường xâm chiếm, nhận những chất độc này như những chất giúp họ có cuộc sống mới và tái sinh. Từ bỏ thờ phượng Chúa, bỏ mặc và coi thường tất cả những người trung gian, những sứ giả là các thiên thần và các thánh, để rồi kết thúc trong sự tôn thờ chính mình.

Con người đặt ở trọng tâm

Trong một nước Pháp đứng trước thảm họa, họa sĩ Hubert Robert – người xém chết dưới máy chém đã cố gắng vẽ phong cảnh đây đó với tàn tích của những đế chế đã biến mất. Ông thường vẽ từ cuộc sống thật, các trận hỏa hoạn lớn vào thế kỷ 18 làm nhiều tượng đài ở Paris thành tro tàn. Một trong các tượng đài này là Nhà hát Opera Paris bị phá hủy ngày 8 tháng 6 năm 1781, sau vở opera-ballet Orpheus và Eurydice được trình diễn liên tục ở đây nhiều năm. Phòng đầu tiên bị cháy năm 1763, cùng với một phần lớn của Palais-Royal bên cạnh. Hôtel-Dieu bị thiêu rụi năm 1772, một khung cảnh bi thảm được họa sĩ phác họa. Qua những thảm kịch biểu tượng này, ông thấy sự chấm dứt của một thế giới sắp biến mất trong máu và nước mắt. Những lò sưởi gầm gừ và đỏ bừng trong đêm này là sự bùng phát kinh hoàng sắp giáng xuống cho một đất nước chối bỏ Chúa.

Thói quen xấu của chúng ta là coi sự tồn tại của thế giới này là điều hiển nhiên, mãi mãi, bất kể những quyết định tệ hại chúng ta đã chọn.

Còn tác phẩm Orpheus và Eurydice của Gluck kể câu chuyện tình yêu. Khi Eurydice chết, Orpheus tuyệt vọng muốn tự tử, nhưng Tình yêu đề nghị anh giải cứu người đẹp của mình khỏi Địa ngục, với điều kiện duy nhất là không được nhìn cô cho đến khi cô ra khỏi thế giới người chết. Eurydice không hiểu sự dửng dưng của người yêu và cô trách móc anh dữ dội. Ôm người yêu trong tay, Orpheus không thể không nhìn cô và cô chết trong vòng tay anh. Một lần nữa, Orpheus rơi vào tuyệt vọng, anh muốn kết liễu đời mình, nhưng Tình yêu thương xót anh, trả lại Eurydice cho anh. Vì thế chúng ta không ngạc nhiên khi mối quan hệ say đắm và trắc trở này lại thành công rực rỡ ở thế kỷ phóng khoáng 18, khi con người là trọng tâm, đối diện với tấm gương, dần dần xếp Chúa xuống thành cấp dưới. Một dàn dựng sân khấu hoành tráng cho một bi kịch mà hồi cuối chưa viết xong, vì chúng ta là người thừa kế trực tiếp của cuộc cách mạng về trí tuệ và tinh thần này. Họa sĩ Hubert Robert cảm nhận được điều đó với những sáng tác lãng mạn và mộc mạc của ông, theo phong cách cổ xưa, ẩn chứa hình bóng khủng khiếp của phong trào Bài-Kitô Antichrist sẵn sàng giáng xuống thế giới.

Cơn lốc của những lố lăng ngông cuồng

Thói quen xấu của chúng ta là coi sự tồn tại của thế giới này là điều hiển nhiên, mãi mãi, bất kể những lựa chọn tồi tệ mà chúng ta đưa ra. Chúng ta cao ngạo xem thường lời cảnh báo của Thiên Chúa trong Cựu Ước, cho rằng những ngày đó đã qua và người Do thái sống trong sợ hãi và tội lỗi dưới ách thống trị của một Thiên Chúa ghen ghét, bất công và hung bạo. Tuy nhiên, Thiên Chúa của chúng ta trong giáo huấn của Ngài đã không loại phần lịch sử thiêng liêng nào bị giao động bởi tội lỗi loài người. Chúng ta nghĩ chúng ta thoát thân được khỏi những tổn hại gây ra do thế tục hóa, toàn cầu hóa và những ý thức hệ đề cao cái chết của Chúa, cái chết của con người và sự biến mất của mọi ý nghĩa sẽ rất ngây ngô hoặc tự sát. Chúng ta bị chìm đắm, với phần còn lại của thế giới trong cơn điên loạn, và, nếu Giáo hội là thánh thiện, thì giáo sĩ và tín hữu của Giáo hội bị cuốn vào vòng xoáy của mọi xa hoa và dối trá. Đó không phải do thiếu cảnh báo ngay từ đầu.

Khi chúng ta kết hợp tiếng nói của mình với tiếng nói của những kẻ thù của Chúa, khi chúng ta cao rao mọi thứ đều được phép, điều chính yếu là để được hạnh phúc, để “cho mình được hưởng” từ giây phút mà điều này không gây hại cho bất cứ ai, bằng cách khẳng định rằng học thuyết phải phát triển và thay đổi trên những điểm đạo đức được thụ đắc và mạc khải từ Giao ước cũ, chúng ta chơi trò chơi của Kẻ Xấu. Thánh Phaolô viết cho tín hữu Thêxalônica: “Đừng để ai lừa dối anh em bất cứ cách nào. Tên đối thủ tôn mình lên trên tất cả những gì được gọi là thần và được sùng bái, thậm chí nó còn ngồi trong Đền Thờ Thiên Chúa và tự xưng là Thiên Chúa.” (2 Tx 2, 3-4). Không những chỉ rùng mình: tóc, hoặc những gì chúng ta còn sót lại dựng đứng trên đầu chúng ta. Thánh tông đồ nói đúng về bội đạo và đế chế của Kẻ chống Chúa tại chính vị trí của Chúa trên trái đất này: cuộc nổi dậy của tất cả các quốc gia chống lại Giáo hội, như thế kẻ thù ở bên ngoài, nhưng cũng là sự xâm nhập của Thần dữ bên trong Thân thể. Đáng sợ.

Thời gian nguy hiểm sẽ đến.

Và Thánh Phaolô đã không lạc đề ở đây vì thiếu suy nghĩ, ngài trở lại chủ đề này khi viết cho ông Timôthê, một trong các môn đệ ngài yêu quý: “Anh hãy biết điều này: vào những ngày sau hết sẽ có những lúc gay go. Quả thế, người ta sẽ ra ích kỷ, ham tiền bạc, khoác lác, kiêu ngạo, nói lộng ngôn, không vâng lời cha mẹ, vô ân bạc nghĩa, phạm thượng, vô tâm vô tình, tàn nhẫn, nói xấu, thiếu tiết độ, hung dữ, ghét điều thiện, phản trắc, nông nổi, lên mặt kiêu căng, yêu khoái lạc hơn yêu Thiên Chúa; hình thức của đạo thánh thì họ còn giữ, nhưng cái chính yếu thì đã chối bỏ.” (2 Tm 3, 1-5). Con người chỉ yêu bản thân mình, sống giả vờ và dành thời gian để xét đoán, khinh thường và đè bẹp người khác, họ làm công việc của Satan.

Khi sự nhầm lẫn luân lý và giáo điều thay thế cho lời dạy của các Tông đồ được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, thì ít nhất đó là lúc chúng ta mở mắt ra để nhìn, mở tai ra để nghe. Vậy thì đừng than thở khi thấy những con quỷ già trở lại thời thanh xuân lần thứ nhì. Sự đột phá nhanh như chớp của các ngụy tôn giáo, loại bí truyền, loại satan là kết quả của sự thoái nhiệm của chúng ta, chứ không phải nguyên nhân của nó. Khoảng trống chúng ta tự đào dưới chân mình, ngay lập tức được lấp đầy bởi những sai lầm rất sinh động và đầy dẫy.

Bám vào ý thức đạo lý bình thường

Những điều xấu xa gặm nhắm chúng ta có nguồn gốc từ sự nghiêm trọng giả tạo mà Thần Dữ và đội binh của nó bày những thứ tạp nham không giá trị, thuyết phục chúng ta đó là những kho báu vô cùng quý giá. Một chút ý thức đạo lý bình thường cũng đủ lật những chuyện này và làm cho Thần Dữ há hốc hoang mang. Ý thức thông thường, đó là sự lành mạnh và thánh thiện, đâm những chiếc kim vào chỗ ngồi của những con quỷ nhỏ mầm non, làm chúng nhảy dựng lên lao về phía những con mồi khác.

Như nhà văn Alexandre Vialatte đã viết một cách hài hước và buồn cười, đạo lý thông thường là “hạt cát, ngay sau khi nó len vào chiếc đồng hồ, vào một thiết bị khéo léo, vào cỗ máy được thiết lập kỳ công, và hạt cát này cũng có thể đi vào ống tiểu của đại tướng Cromwell, vào các lập luận của chủ nghĩa quốc xã hoặc các tòa án ngoại thường, vào các lý luận của triết gia Sartre trong chủ đề ngôn ngữ, (…) Hoặc những phê bình quy ước về hội họa và ngôn ngữ, máy móc mọi thứ sẽ bị hư trong chốc lát với tiếng click nhỏ” (Biên niên Montagne 17 tháng 2 năm 1953, Chroniques de la Montagne).

Người tín hữu kitô không gì khác hơn là dấu hiệu của mâu thuẫn.

Ý thức đạo lý thông thường này là thứ cho giúp chúng ta bám vào thực tế, trong khi nhiều quy chiếu cho đến giờ này tưởng như không thể đánh bật đã sụp đổ xung quanh chúng ta. Đức tin là thừa nhận thực tại vô hình bất di bất dịch này. Nhà thơ Hilaire Belloc (1870-1953) đã viết cho Chesterton khi ông này vừa trở lại đạo công giáo: “Giáo hội công giáo là sứ giả của Thực tại. Cho dù trong những vấn đề cơ bản hay những vấn đề ít quan trọng hơn, các học thuyết của đạo đều nêu rõ đó là gì. Đây là những gì trí thông minh nhận ra trong biểu hiện tối cao của nó. Đây là những gì ý chí hỗ trợ trong ý thức. (…) Bản chất tôi là người đa nghi. Nhưng liên quan đến sự nghi ngờ siêu hình, tôi nhận ra đó là một tâm trạng chứ không phải một kết luận. Kết luận của tôi – cũng là kết luận của tất cả những ai được thấy – đức tin là: thể chế, tổ chức, giảng dạy; một nhân cách. Một điều chứ không phải một lý thuyết. Đó là như thế.”

 Là dấu hiệu của mâu thuẫn

Vì vậy, chúng ta nên ngừng rên rỉ ỉ ôi về những tệ nạn thân yêu của chúng ta như nhà văn Bossuet đã lưu ý một cách khéo léo. Ai cũng  tự do để không đi theo bước chân của cơn sóng thần khổng lồ, nhận chìm tất cả những gì Mạc khải đã để lại cho chúng ta về chân, thiện, mỹ. Ai cũng tự do để không đồng minh với những người ủng hộ phong trào Bài-Kitô và bỏ đạo. Xác quyết về điều này sẽ giúp chúng ta dịu đi những lo lắng, bồn chồn, sợ hãi không kiểm soát được. Người tín hữu kitô không gì khác hơn là dấu hiệu của mâu thuẫn. Khi nó không còn nữa thì đã đến lúc phải kéo cói báo động để nghe tiếng kèn báo động phát.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm
Close
Back to top button