Tin tứcGiáo Hội hoàn vũ

Trách nhiệm của chúng ta? Chọn điều cốt yếu

by Phanxicovn

Trong thế giới mà chúng ta luôn có ảo tưởng cùng chia sẻ các đặc quyền như nhau, chúng ta nên làm gì? Linh mục Benoist de Sinety trả lời, đừng bao giờ từ bỏ mong muốn nhất quán của chúng ta, đó là chọn điều cốt yếu.

Chúng ta đi đi lộn ngược đầu! Từ năm 1890 đến năm 1927, tám triệu con gấu túi đã bị hạ trên lục địa Úc để cung cấp lông thú cho London. Năm 2016, các chuyên gia ước tính con số gấu túi trong thiên nhiên là 330.000 con. Bây giờ chúng chỉ còn 80.000 con, biến chúng thành một loài “tuyệt chủng”, loài không được xem là có khả năng sinh sản qua một thế hệ. Vậy mà con gấu túi thật dễ thương: một món đồ chơi nhỏ xinh, mềm mại với dáng cảm động… Một thế giới đi qua. Đó là thế giới của thừa thãi khi tất cả mọi thứ dường như luôn có thể tưởng tượng được. Một bản chất vô tận, một lãnh vực của những khả thể không giới hạn, những thú vui bất tận.

Ảo tưởng về những đặc quyền như nhau

Vậy mà luôn có một số ít không thể với tay vào mọi thứ, vì vậy chúng ta đã phát minh ra các ersatz thế phẩm cho họ. Một thế giới ảo tưởng cho phép những người khiêm tốn nhất nghĩ rằng họ sống chung với những người giàu có nhất. Thực tế đó là sự lừa dối ghê gớm, ví dụ món cá hồi hun khói, món này dưới lớp giấy bóng kính của nhà phân phối lớn sẽ không giống với lát cá cắt ra trong một tiệm đặc sản nhỏ. Nhưng không sao, khi giữ nguyên tên để nói về các sản phẩm khác nhau, chúng ta duy trì ảo tưởng về một thế giới mà mọi người đều có thể hưởng các đặc quyền như nhau. Khi để trung tâm chú ý đi chỗ khác: bây giờ không còn người nào ở khu vực lân cận ghen với những hàng xóm giàu có, nhưng là người dân của các quốc gia hoặc lục địa láng giềng, những người thấy mình thích thú trước các hình ảnh thừa mứa mà vệ tinh gởi cho tất cả nhân loại không chịu cai bớt thừa mứa của mình.

Để chứng minh cho sự ngoan cố chướng khí này, các nước châu Âu đã thương thuyết với các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ mà những kẻ cầm quyền không ai khác là những tội phạm mafia đích thực, nhằm tìm cách bù đắp cho sự gián đoạn cung cấp năng lượng của Nga. Đó là không nói đến những lễ độ quá mức với một hoàng tử Ả Rập Xê Út nào đó, bị nêu đích danh là đồng phạm trong tội ác của một nhà báo.

Chúng ta đi đi lộn ngược đầu

Sẽ quá dễ dàng nếu chỉ đổ lỗi cho các nhà lãnh đạo chúng ta. Như thể họ đang hành động độc lập với chúng ta. Vì vậy, với cúp bóng đá thế giới sẽ diễn ra trong vài tháng tới tại các sân vận động có điều hòa ở Qatar, được xây dựng bởi những đội quân nô lệ với hàng ngàn xác chết dựng lên tấm bia phi vật chất mà tôi hy vọng Lịch sử sẽ lưu giữ lại ký ức đau thương. Ai là người Pháp sẽ không ngồi trước truyền hình để cổ vũ cho đội tuyển quốc gia mà ngày nay chúng ta không có chọn lựa nào khác hơn là ngồi xem hàng giờ quảng cáo trên màn hình?

Đừng bao giờ từ bỏ mong muốn nhất quán của chúng ta. Không nản lòng trước những thất bại hay những phủ nhận. Vì với những người tin vào Lòng Thương Xót, luôn có một ánh sáng, ngay cả trong làn sương mù dày đặc nhất.

“Quả thật,” như Phúc âm nói, chúng ta đang đi ngược, rõ hơn là đi lộn ngược đầu. Thậm chí chúng ta không còn nhìn thấy sự mâu thuẫn của mình. Hoặc, nếu chúng ta nhìn, chúng ta lập tức đuổi chúng ra khỏi đầu óc. Vậy mà chúng ta nên xem lại hình ảnh và lời nói của Đức Phanxicô ở Canada. Hình ảnh một người ngồi xe lăn, một mình, đối diện với sa mạc do tử thần gây ra. Giọng ngài yếu ớt: chỉ để làm cho thấy rõ nỗi đau khôn lường qua các tích tụ của những thỏa hiệp, dối trá, những điều không thể nói ra. Sự hiện diện đơn thuần của ngài buộc chúng ta phải tự chất vấn: khi đi gặp những dân tộc bị tử đạo do một nền văn hóa quá lợi dung kitô giáo hơn là trung thành loan báo đức tin vào Chúa Giêsu Kitô, đặt chúng ta ngày nay trước trách nhiệm của mình. Trách nhiệm lựa chọn các yếu tố cốt yếu của chúng ta.

 Mong muốn nhất quán

Mùa hè có lẽ không phải là lúc tốt nhất để suy nghĩ: chúng ta thích tập trung vào những thứ vui chơi hơn. Tiếng lửa lách tách không vang vọng điệp khúc mời chúng ta thấy bóng của một nút chặn thay vì xem rượu này có ngon hay không sao? Nhưng chúng ta đã biết, việc yêu cầu dàn nhạc chơi to hơn sẽ không ngăn được tàu chìm, hoặc làm cho việc chết đuối dễ dàng hơn. Chúng ta biết điều này nhưng…

Vậy thì nên làm gì? Đừng bao giờ từ bỏ mong muốn nhất quán của chúng ta. Không nản lòng trước những thất bại hay trước những phủ nhận của chúng ta. Vì, với người tin vào Lòng Thương Xót, luôn có một ánh sáng, ngay cả trong làn sương mù dày đặc nhất. Tất cả chúng ta sẽ hưởng lợi khi đọc lại hoặc khi khám phá lại bài giảng của Đức Phanxicô ngày 12 tháng 3 năm 2022 nhân kỷ niệm 400 năm ngày Thánh I-Nhã và Phanxicô Xaviê được phong thánh. Mong những đoạn trích này làm chúng ta hiếu kỳ tìm hiểu thêm:

“Khi cảm thấy cay đắng hoặc thất vọng, chúng ta không được đánh mất mình trong tiếc nuối hay hoài niệm. Chúng là những cám dỗ làm tê liệt bước đi, những con đường chẳng dẫn đến đâu. (…) Con đường của Chúa Giêsu không đi xuống, con đường này đi lên. Ánh sáng của Chúa Giêsu biến hình không đến nơi đồng bằng, nhưng sau một chuyến đi mệt mỏi. (…) Với những ai theo Chúa Giêsu, đây không phải là lúc để ngủ, để tâm hồn ngộ độc, để bản thân bị mê hoặc bởi bầu khí tiêu thụ và chủ nghĩa cá nhân ngày nay, một bầu khí tốt nếu nó tốt cho tôi; người nói theo lý thuyết, họ không nhìn thấy da thịt của người anh em, đặc tính cụ thể của Tin Mừng.”

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài viết liên quan

Back to top button