Giáo lý Thánh Thể

Tại sao gọi bí tích Thánh Thể là “lễ bẻ bánh”?

Tại sao gọi bí tích Thánh Thể là “lễ bẻ bánh”?

Trong các trình thuật hóa bánh nhiều, có một khuôn mẫu: Đức Giêsu cầm lấy bánh, chúc tụng, bẻ ra và trao ban (Mt 14,19; 15,36). Đây cũng là khuôn mẫu của bữa Tiệc Ly (Mt 26,26; 1Cr 11,24), và công thức bẻ bánh này là dấu hiệu để các môn đệ trên đường Emmau nhận ra Chúa (Lc 24, 30-31). Khuôn mẫu này trở thành những lời mà các Kitô hữu tiên khởi sử dụng mỗi khi cử hành bí tích Thánh Thể (x.Cv 2,42, 20, 7-11). Việc bẻ bánh tiếp tục được sử dụng trong thánh lễ (trong nghi thức bẻ bánh) khi cộng đoàn hát kinh “Chiên Thiên Chúa”. Thực ra hình thức cơ bản, điều Đức Giêsu đã làm qua việc cầm lấy bánh, tạ ơn, bẻ ra và trao ban vẫn còn là hình thức của phụng vụ Thánh Thể ngày nay. Sau phần phụng vụ Lời Chúa, linh mục – người đại diện cho Đức Kitô “cầm lấy bánh” trong phần tiến lễ, ngài “chúc lành” cho bánh khi đọc Kinh Nguyện Thánh Thể gồm lời cầu nguyện, chúc lành và tạ ơn của chúng ta; ngài “bẻ” bánh trong phần fraction; và ngài “phát” bánh trong phần Hiệp Lễ. Việc bẻ bánh này nhắc nhở ở chúng ta về Thân Thể Đức Kitô, Thân Thể đã bị bẻ ra vì chúng ta (1Cr 11,24) và được chúng ta rước lấy trong bí tích Thánh Thể cũng như trong Lời của Người, Lời vốn được bẻ ra trong phần diễn giải Lời Chúa. Chính vì thế, hai thánh Giêrônimô và Hilariô đã xem Lời Chúa và Thánh Thể như hai bàn tiệc, và Bossuet sau này cũng nói như thế trong cuốn “Gương Đức Giêsu”. Tất cả đều chỉ ra rằng tất cả cộng đoàn trước hết được nuôi dưỡng bởi Lời được công bố và bẻ ra (giải thích), và sau đó, cộng đoàn được nuôi dưỡng bởi bánh Thánh Thể – là tấm bánh được bẻ ra cho nhiều người (x.1Cr 10,16-17)

 

Bài viết liên quan

Back to top button