“Lá Thư”: khi quan tâm của giáo hoàng về môi trường thành bộ phim ăn khách
Phim “Lá Thư” được xem như “thư luân lưu”, kể hành trình của những nhân vật, những người đến từ vùng ngoại vi bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu và cuộc gặp của họ với giáo hoàng.
Đức Phanxicô là trọng tâm bộ phim tài liệu do YouTube sản xuất, phát hành ngày 4 tháng 10. Một cách để Vatican quảng bá Thông điệp Chúc tụng Chúa Laudato si’ phát hành năm 2015.
Tại buổi giới thiệu phim ngày thứ ba 4 tháng 10 của nhà làm phim Nicolas Browns sản xuất, hồng y Michael Czerny, Tổng trưởng Bộ Phục vụ Phát triển Con người Toàn diện nêu bật khái niệm chủ yếu về đối thoại của bộ phim: “Đối thoại là trọng tâm quan điểm của Đức Phanxicô về hòa bình nhân loại với Đấng Tạo Hóa, với tất cả thụ tạo và giữa con người với nhau.”
Bộ phim được giới thiệu vào ngày 4 tháng 10, ngày mang tính biểu tượng vì đây là ngày lễ Thánh Phanxicô Assisi, Vatican đã chọn để chiếu Lá Thư, một phim về thông điệp sinh thái của giáo hoàng Phanxicô.
Do YouTube sản xuất, phim Lá Thư dài tám mươi phút được sản xuất bằng tiếng Anh nhưng có một số ngôn ngữ khác – kể cả tiếng Pháp -, trình bày hành trình của bốn nhân vật, mỗi người đến từ một vùng ngoại vi bị ảnh hưởng nặng vì biến đổi khí hậu và cuộc gặp của họ với Đức Phanxicô.
Đó là cách nhà đạo diễn người Anh Nicolas Brown theo chân Arouna Kandé, người Senegal buộc phải rời làng vì nước biển dâng; Ridhima Pandey, nhà hoạt động trẻ người Ấn Độ giống cô Greta Thunberg của Thụy Điển theo nhiều cách; các nhà sinh vật học san hô Greg Asner và Robin Martin; lãnh đạo người bản địa Cacique Dada ở Amazon.
“Kiêu ngạo về kinh tế”
Xuyên suốt bộ phim, tất cả đều nói lên những khó khăn mà họ quan sát do biến đổi khí hậu ở vùng của họ cũng như quyết tâm tham gia của họ.
Cuộc gặp của họ với Đức Phanxicô ở dinh tông tòa là một trong những điểm nổi bật của phim, được dàn dựng công phu với hình ảnh thiên nhiên hoành tráng. Bài phát biểu của Đức Phanxicô, bằng tiếng Tây Ban Nha, ngài không cầm bất kỳ tờ giấy nào trong tay, cho thấy xác quyết của ngài về chủ đề này.
Trước các “nhân chứng” từ khắp nơi trên thế giới, ngài lên án “sự kiêu ngạo về kinh tế” của những người “sử dụng thiên nhiên và phá hủy nó”, nhưng cũng là của một hệ thống kinh tế làm cho một số người làm việc “như nô lệ”.
Các hồng y và các đại sứ
Chúng ta thấy trong lời chỉ trích hệ thống về một thế giới đã quên việc chăm sóc “ngôi nhà chung” những điểm mạnh trong thông điệp Laudato si’ của Đức Phanxicô: “Chúng ta đang xây tòa tháp kiêu ngạo của con người”. Ngài muốn nói đến câu chuyện tháp Babel trong Kinh Thánh, con người xây, không giới hạn, một ngọn tháp lớn đến mức cuối cùng nó sụp đổ.
Hiện diện trong buổi giới thiệu bộ phim có hồng y Quốc vụ khanh Pietro Parolin, hồng y Michael Czerny, bộ trưởng bộ Phục vụ Phát triển Con người Toàn diện và một số đại sứ tại Rôma một lần nữa thể hiện ý chí của Vatican muốn đặt vấn đề này lên hàng đầu.
Qua việc chọn các nhân vật chính không phải là người công giáo, một trong số các chi tiết của một bộ phim sản xuất với sự hợp tác của Tòa thánh, giáo hoàng muốn nhấn mạnh đến phạm vi phổ quát thông điệp của ngài.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Hình ảnh buổi ra mắt phim Lá Thư ngày thứ ba 4 tháng 10-2022 tại Vatican